Trong quả dành dành chứa nhiều chất thuộc nhóm iridoid glycoside, có acid picroxinic là một loại mono-pectenoit glycoside khác. Có một loại glycoside màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân cho thành phần không đường gọi là gacdenilin tương tự với α-croxetin (C20H24O4) hoạt chất của vi hồng hoa [19].
α-croxetin là một sắc tố màu vàng, nhiệt độ nóng chảy 2730
C, không tan phần lớn dung môi hữu cơ, tác dụng với natri, canxi và NH3 tạo muối kết tinh [19].
Cấu tạo của gacdenin và α-croxetin trong dành dành như sau:
Hình 4.7. Công thức cấu tạo của của gacdenin và α-croxetin [19]
Trong nghiên cứu của Ngô Thị Thuận (1994) [19], đã tiến hành thử nghiệm độc tính cấp (trong 10 ngày) và độc tính bán trường diễn (trong 3 tháng) và khả năng gây độc hại trên chuột của chất màu thu từ hạt dành dành theo quy định kiểm tra độc học với phụ gia thực phẩm.
Về kết quả thử độc tính cấp Ngô Thị Thuận (1994) [19] cũng chỉ ra: Kết quả kiểm tra chỉ tiêu máu thường quy ở hai lô cho thấy chuột phát triển bình thường, số lượng hồng cầu và thể tích hồng cầu không thay đổi trước và sau thí nghiệm [19].
Kiểm tra các phủ tạng gan, lá lách, thận, phổi, ruột và bộ phận sinh dục ở hai lô đề nhận thấy các cơ quan trên đều ở trạng thái bình thường không có dấu hiệu bệnh lý [19].
Kiểm tra sinh thiết tế bào gan đa thể đã xác định gan chuột ở cả hai lô đều có cấu trúc tế bào gan bình thường không có sự khác biệt giữa hai lô [19].
Thử độc tính trường diễn:
Trong 3 tháng thử nghiệm đa số chuột ở hai lô đều phát triển và tăng cân bình thường, không có dấu hiệu bệnh tiêu hóa, không có con nào bị ốm bệnh hoặc gầy còm [19].
Kết quả kiểm tra sinh thiết tế bào gan đại thể trên 10 chuột ở cả hai lô thấy: gan chuột đều có cấu trúc tế bào gan bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý [19].
Từ kết quả tìm hiểu trên ta có thể đi đến kết luận có thể sử dụng chế phẩm màu vàng từ hạt dành dành trong chế biến thực phẩm.