Nguyên nhân thất bại của cơ chế PPP theo đề xuất ban đầu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CHẾ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC DẦU GIÂY - PHAN THIẾT.PDF (Trang 25)

Về quy định, tại Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về mô hình PPP, phần tham gia của Nhà nước tối đa là 30%, tính cả bằng tiền và các ưu đãi chưa tính bằng tiền. Với 70% vốn của tư nhân thì theo tỷ lệ 3:7, nghĩa là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm không dưới 21% và không quá 49% là từ vốn vay.

Thứ nhất, cơ cấu vốn sai phạm về quy định của QĐ 71 vềđiều kiện vốn góp; theo cơ cấu vốn ban đầu, phần vốn NĐT tự huy động bao gồm 12% từ vốn chủ sở hữu và 10% là vốn vay thương mại (hoặc phát hành trái phiếu), và đây là nợ vay chứ không phải vốn chủ sở hữu.

Thứ hai, vi phạm điều kiện về giới hạn vốn Nhà nước góp cho dự án; vì Nhà nước góp vốn 29% và bảo lãnh 49% trên TMĐT cho Bitexco vay từ nguồn tín dụng IBRD; nghĩa là vốn Nhà nước chiếm đến 78% (theo định nghĩa tại Chương 1, điều 2, khoản 5 của QĐ 71, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh được xem là vốn nhà nước).

Thứ ba, mức đóng góp yêu cầu đối với Nhà đầu tư (NĐT) tư nhân là quá lớn;QĐ 71 yêu cầu vốn chủ sở hữu tư nhân tối thiểu phải là 21%, (tương ứng 4,132 tỷ; trong đó, NĐT trong nước góp 2,479 tỷ, chiếm 60% vốn góp và NĐT nước ngoài là 40% còn lại ứng với 1,653 tỷ VNĐ); so với các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước, đây quả là lượng vốn chủ sở hữu lớn đáng kể yêu cầu cho riêng 1 dự án, và đặc biệt có thời gian thu hồi vốn kéo dài trên 20 năm, một thách thức cho khu vực tư nhân tham gia.

Hơn nữa, theo tác giả, tuy được gọi là đối tác công tư nhưng tỷ lệ góp vốn 7:3 giữa tư nhân và NN khi tham gia dự án, hơn hai phần ba gánh nặng tài chính được đẩy qua tư nhân, với những rủi ro tác động lên tài chính của dự án ; vì với đặc thù của những dự án hạ tầng giao thông được tham gia PPP, trọng điểm theo mục tiêu quốc gia, thì đa phần dự án có mức đầu tư rất lớn và độ rủi ro cao (về lưu lượng xe, hiệu quả thu phí) cao. Trong khi đó, với năng lực tài chính hạn chế, thời gian xoay vòng vốn ngắn, nên NĐT sẽ khó lòng sẵn sàng góp vốn; vì vậy một khi tham gia sẽ ngầm được hiểu rằng đang có những nguồn lợi nào đó đủ mạnh để hấp dẫn.

Thứ tư, việc ấn định và kiểm soát mức phí của dự án hiện nay sẽ làm doanh thu chính yếu của dự án trở nên bấp bênh.

Trong chương kế tiếp, bài viết sẽ thẩm định tài chính của dự án nhằm xác định rõ nguyên nhân làm cơ chế thất bại về mặt định lượng cũng như tác động của các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án ra sao.

CHƯƠNG 3.

THẨM ĐỊNH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN THEO CẤU TRÚC PPP HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CƠ CHẾ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC DẦU GIÂY - PHAN THIẾT.PDF (Trang 25)