Căm quan thiên nhiên Lòng yêu thiên nhiên, sự gắn bó với thiên nhiê nở Tô Hoài được hình thành từ tuổi ấu thơ Nhà văn sinh ra và lởn lên ở quê ngoại (Nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 40)

Đô). Cha ông bỏ đi “nước” Sài Gòn biền biệt. Ông ở với ông bà ngoại. Ông bà luôn luôn cãi nhau,

thậm chí đuổi đánh nhau, rất sợ. Cu Bưởi biết chơi với ai, đành chỉ thui thủi một mình trong khu vườn bên ngôi nhà cổ “cậy coi um tùm như rừng (...) cây na, cây ỉựu, một

cây cam sành, cây hồng quả, cây ổi lớn chi chít cành. Giữa có cây ngọc lan. Đầu mùa hè, hoa ngọc lan chỉn trẳng muốt, hương ngát ra tận đầu ngõ (...) Cạnh cây ngọc lan ỉà một cây đào ỉớn bằng cột đình, đen xù xì, quanh năm phòi ra từng cục nhựa trong óng, dính như cồn. Nó lão quá, không đứng được thắng, phải khom khom ngá dài nghên ra tận thành bê. Tôi cứ men men leo được đên lung chừng thăn rẩt dễ dàng”.Trong vòm cây, chim chóc làm tổ hót líu lo suốt sớm chiều. “Lả cây nhiều quá. Lả cây này bíu lẩy là cây khác, ôm lẫn nhau, mặt đất mát rời rợi. Ớ tầng thấp hơn la Hệt những xương rồng, mào gà, nào tía tô, kỉnh giới, những nhóm vạn niên thanh mọc lân vói cỏ tóc tiên ”.

Trong thế giới ấy, cu Bưởi cặm cụi xây dựng cho mình một “sở bách thú” riêng:

“Trên cành dương rú bên bờ chuôm, tôi buộc vài con xiên tóc vàng, châu châu voi và bọ ngựa thì thánh thơi nhay rờn trong bụi xanh tảo. Dưới đất tôi lẩy những viên gạch chỉ chắn ngang, chắn dọc, phủ đất lên trên làm thành những dinh cơ kín đáo nuôi nhái vả êch (...) Trại bách thủ của tôi thích ỉăm. Có khi tôi mê mải cả ngày trong bụi cây vườn "( cỏ dại)

Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên là bản chất của tuổi thơ. Nhưng phải nói, điều này ở Tô Hoài vẫn có nét đặc biệt do môi trường sống từ nhở tạo nên. Không phải ngẫu nhiên mà ông có biệt tài tả thiên nhiên. Ông tả thiên nhiên không chỉ bằng mắt nhìn, bằng bút vẽ mà bằng cả tâm hồn. Và ông huy động triệt để các giác quan vào bức tranh trời đất, cỏ cây, chim muông.

Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái có nguy cơ bị tàn phá, huỷ diệt, đang đặt ra một cách gay gắt cho toàn nhân loại. Đây là một mối lo lắng không nguôi của Tô Hoài. Ông cảm thấy nhớ tiếc đen đau đớn trước cảnh thiên nhiên cây cỏ xanh tốt ngày xưa, nay bị phong trào đô thị hoá lấn chiếm bằng những ngôi nhà cao tầng phát triển tràn lan với những bức tường xi măng xám ngắt. Trại hàng hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp bị thu hẹp dần, làng thuốc Nam Đại Yên nay chỉ còn thoi thóp, chợ bán lá thuốc chỉ còn lèo tèo dăm ba mẹt lá và vài cụ già nhớ chợ ngồi bán cho vui (Làng thuốc

Nam). Ông thương con khướu bạc má mua ở Kim Bôi, ngày xưa nó hót râm ran cả ngày, nay chỉ kêu rú lên hai tiếng quẹc quẹc. Tiếng các loại xe cộ chạy rầm rập từ sáng đến chiều khiến nó như nhức óc, đinh tai không hót được nữa. Và nó phờ phạc, đầu trụi dần, cánh sã xuổng, lông rụng lả tả, rồi chết còng queo trong lồng (Con khướu bạc mấ). Ồng căm giận thật sự những kẻ phá rừng, đốt rừng, săn bắt chim muông. Sợ nhất là nạn bẫy chim bằng kĩ thuật hiện đại: dùng cát-xét thu băng tiếng chim có thể bắt được từ mòng két, cu gáy, chim ngói, chim sẻ, sâm cầm, đến vịt trời và cả diều hâu nữa. Bắt và đem ra chợ bán từng xâu, từng xâu:

Diều hâu bay cao thê, sao bây được?

Mở băng tiếng diều hâu kêu ra, xuống ngay chứ! Thu được bảng tiếng diều hâu?

- Ông ơi! Cụ giời trên thiên đình mà nói cũng thu được cả tiếng cụ giời. Nào ông mua đi, diều hâu nướng lên thom chẳng kém gỉ gà gô ”

(Rỏi thì người ta ở một mình )

Bây giờ trên rừng hổ báo không còn, bọn khỉ cũng mất dần. Ở thành phố thỉ tiếng chim, tiếng ve, tiếng tắc kè chi còn trong trí nhớ, Vô vàn con vật đáng yêu hầu như cũng mất cả: đàn chuồn chuồn tương bay rập rờn báo hiệu trời nắng trời mưa, con xiến tóc sáng sớm mở cánh bay đi cạo ăn vỏ cây dướng, mùa hạ thỉ bươm bướm ra như vỡ tố “những con bướm Rong sặc sỡ bay lượn rọp một vùng", rồi con cành cạch, con cào cào đậu trên ngọn lúa, và con dế, loài dế.. .lang thang trên đường phố Hà Nội, Tô Hoài nghĩ mà thương tù' các loài muông thú trên rừng đến “Những con vật nho nhỏ quanh ta ”.

Tuối thơ vốn thân thiết với thiên nhiên. Hàng ngày các em vẫn đánh bạn với quả na, quả thị, con chó, con mèo...Vô tư và hồn nhiên, các em cũng chính là thiên nhiên. Yêu tha thiết thiên nhiên, Tô Hoài đến với truyện thiểu nhi là đến với những tâm hồn đồng điệu, đến với tuổi thiên nhiên của nhân loại.

và yêu thương đất nước Việt Nam bao nhiêu, ông gửi gắm những cảm xúc đó vào trang viết nhiều bấy nhiêu. Dường như ông quan sát từng cành cây ngọn cỏ nhú lên khói mặt đất, ông đếm cả những cánh chim trời, và bao quát tầm nhìn từ miền xuôi lên miền ngược. Với loài cây cho bầu không khí trong lành, cho quả thơm trái ngọt tác giả viết

Cây bằng lăng, Mùa lê mùa đào. Với loài vật, ông ngợi khen chú ngựa khôn của cậu bé AKcnh trong Mùa xuân đã về đây, thích thú trước con khỉ thông minh nhanh nhẹn trong Anh curơ đeo Sốl5, miêu tả về cả đàn khỉ trong Suối khỉ, cảm kích lòng nhân từ của người thợ săn trong Người đi săn và con nai. Một nhà văn có nhiều năm sống ở miền núi, cảm xúc về vùng đất Lai Châu nhiều điều mới lạ, đẹp mắt được ông viết trong Lên Sìn Hồ, như để các bạn nhỏ lớn lên ở miền xuôi hiểu thêm về nếp sống văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Trong tác phẩm Ảnh đưa em đến Hiền

Lương, ông ngợi ca ước mơ đẹp đẽ của bạn nhỏ khi muốn đến thăm cầu Hiền Lương, nơi từng là địa điểm tàn phá khốc liệt của đế quốc Mỳ. Qua đó, hiểu thêm về chiến tranh, về lịch sử Việt Nam.

Tóm lại, truyện về quê hương đất nước của Tô Hoài rất phong phú về chủ đề. Ông đã đề cập đến nhiều chi tiết trong cuộc sống để làm nổi bật tình yêu đối với quê hương. Đây là ưu điểm lớn của nhà văn Tô Hoài. Chủng tôi xếp các chủ đề trên vào loại truyện quê hương đất nước, vì các sự kiện, nhân vật, và hành động tác giả đề cập đến đều hướng về mục đích cao đẹp. Đó là khơi dậy cho các em những hiểu biết về quá khứ, lòng nhân ải ở hiện tại, niềm tin trong tương lai. Giúp các em hoàn thiện nhân cách, trau dồi tri thức để trở thành người hữu ích trong công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triến đất nước.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 40)