Truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoà

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 34)

Tô Hoài đến với truyện thiếu nhi một cách rất tự nhiên, có thể gọi là tất yểu. Dường như ông sinh ra để viết truyện tré em, viết cho trẻ em.

Tác phẩm cùa Tô Hoài viết chú yếu về hai địa bàn: vùng ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc. Đổi tượng được Tô Hoài khai thác nhiều nhất, thành công nhất trong tác phẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc.

Bên cạnh đó, Tô Hoài là một trong số ít nhà vãn Việt Nam có sở trường viết truyện về loài vật. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện trong tác phẩm của ông luôn có sức hẩp dẫn đổi với người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh tồn tự nhiên của xã hội loài vật đó.

Cỏ thể nói, những tác phẩm tiêu biểu nhất trên con đường văn chương của Tô Hoài cũng không nằm ngoài không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện nói trên.

Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tể là khả năng nổi trội của Tô Hoài trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Khả năng này cúa ông được biểu hiện rõ ngay từ trước cách mạng qua những truyện viết về loài vật. Càng về sau càng được phát huy ở nhiều tác phẩm khác. Những trang văn của Tô Hoài khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại thành Hà Nội và vùng núi Tây Bắc đều để lại

cho người đọc ấn tượng sâu bền, cũng như luôn mang đến cho họ nguồn tư liệu rất phong phú về lịch sử, địa lí và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình và diễn biển tâm lí của nhân vật, Tô Hoài đã chọn lựa những chi tiết độc đáo có sức gợi cảm nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức của người đọc về thân phận của nhân vật.

Nhà văn còn sử dụng yếu tố ngoại cảnh để góp phần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Chính vì thế, các nhân vật trong tác phấm của Tô Hoài thường mang nét riêng và gợi cho người đọc biết bao điều suy ngẫm.

Khi nói Tô Hoài có biệt tài tả cảnh thì cũng là nói ông có tài quan sát thể giới một cách sắc sảo. Tài quan sát của Tô Hoài thể hiện như thế nào? Hây quan sát thể giới nghệ thuật của ông: Toàn những nhân vật quen thuộc sinh sống quanh ta, Người cũng vậy, con vật cũng thế: con chó, con mèo, con gà, con vịt, con chuột, con kiến, con dế, con cóc, con nhái.. .ai mà chẳng thấy trong nhà, trong sân, trong vườn. Vậy mà con mắt tinh quái của Tô Hoài đã phát hiện ra bao nhiêu chuyện ngộ nghĩnh lạ lung. Tôi gọi ông là nhà văn của chuyện lạ đời thường là như thế. Tô Hoài có biệt tài mô tả phong tục. Bởi vì phong tục xét ra chính là những chuyện lạ đời thường của các địa phương, của các dân tộc. Nhưng cứ để ý mà xem, những chuyện lạ ấy thường là những hiện tượng ngộ nghĩnh được phát hiện một cách thích thú bằng cặp mắt hồn nhiên, có ánh lên chất tinh nghịch trẻ thơ. Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài chủ yếu viết vê những phong tục của người dân vùng kẻ Bưởi quê ông. Chỉ cần đọc một cuốn tiểu thuyết Quê người cũng thấy đủ những phong tục lạ của người dân quê ngày xưa: tực tảo hôn, vợ chồng trẻ con suốt ngày trêu ghẹo, đánh chửi nhau; tục ăn vạ, nằm vạ; cảnh những người đàn bà đanh đá, chửi nhau có bài có bản, có vần có vè; cảnh lên đồng, ốp đồng và những gã đồng cô õng ẹo, cảnh hội hè đình đám đầu xuân, trai gái hẹn hò nhau bằng những lá thư có vần điệu du dương mùi mẫn: “Mợ ơi! Noi niềm ngậm đẳng nuôt cay. Bây giờ mới tỏ lòng này cho nhau ”...

nghệ thuật trong các truyện thiếu nhi đầy những hình ảnh ngộ nghĩnh rất vui. Này đây thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí: anh chàng Dế Mèn kiêu căng, hiểu thắng bị lão Xiến tóc cắt cụt một bên râu, gã Võ sĩ Bọ ngựa “nghênh ngang khệnh khạng, con mảt đu đưa tưởng như ai xung quanh chi còn có việc thán phục"', lão Bói cá già mặt quắt lại rồi mà còn làm đỏm với bộ cánh mượt mà biếc tím và đôi hia đỏ; chú De Trũi quê kệch, mình dài thuồn thuỗn “bổn mùa mặc ảo gi-ỉê trần bọn ếch nhái, ễnh ương thì cãi nhau om sòm, vang động cả vột vùng đầm ao; lũ cóc thì như một bọn đồ gàn (những thầy đồ cóc) hay nói chữ và sĩ diện hão- ra điều ta đây “CoA7 cóc là cậu ông Trời"', nhũng gã ếch cốm thì huênh hoang khoác lác, tự xưng là đại vương, tuy chẳng đi đâu cả mà động mở miệng là “biết rồi! biết rồi ỉ Ngày trước ta đã đển "...thật ra chẳng biết gỉ cả, đúng là ‘‘ếch ngổi đáy giểng”

Với con mắt tinh quái, hóm hĩnh, Tô Hoài đã sáng tạo ra một thế giới loài vật rất vui để giễu nhại thể giới loài người.

Sự nghiệp đồ sộ của Tô Hoài đâu chỉ có Dể Mèn phiêu lưu kỉ. Nhưng nói đến Tô Hoài là người ta nghĩ ngay đến tác phẩm này- trẻ con, người lớn đều thế. Tên tuổi của ông quả đã gắn chặt với truyện thiểu nhi.

Như vậy, Tô Hoài là một nhà văn có mặt từ những năm bốn mươi của thế kỷ XX. Cho đển nay, nhà văn vẫn dồi dào sức sáng tạo mặc dù ông tuổi đã cao. Hon sáu mươi lăm năm miệt mài với cây bút, trải qua ba giai đoạn phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam (giai đoạn trước 1945; giai đoạn 1945 - 1975; giai đoạn sau 1975), Tô Hoài đã có những đóng góp to lớn không thể phù nhận, ông xúng đáng được lun danh tên tuổi trong nền văn học nước nhà. Điều quan trọng là, sáng tác của Tô Hoài trên hành trình hơn nửa thế kỷ, có sự nhất quán, có bước phát triển, có cá tính sáng tạo độc đáo riêng mà người đọc không thể nhầm lẫn với bất kỳ một nhà văn nào khác. Đặc biệt ở mảng viết cho thiểu nhi sự đóng góp của Tô Hoài quả là không nhỏ. Đúng như GS. Hà Minh Đức đã từng bộc lộ: "Ông là nhag văn ỉởn của thiểu nhỉ. Ông đến với các em với tâm hồn người nghệ sĩ. ông đem đên cho các em một niêm vui, một bài học nhỏ, một

lời cãn dặn. Với các em lúc nào ngòi bút của ông cũng đầm ẩm, tươi trẻ. Thời gian không mệt mỏi, không hằn vết trên những trang viết cho các em. Có bao nhiêu câu chuyện bo ích vả đẹp trong cuộc đời sẽ còn dành cho tuoi thơ, ông cồn ỉà người kê chuyện hứng thú và sang tạo. ”[34,tr,142]

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w