CHƯƠNGII CẢM QUAN SÓNG VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN TRONG TRUYỆN V1ÉT CHO THIÉU NHI CỦA TÔ HOÀ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 37)

V1ÉT CHO THIÉU NHI CỦA TÔ HOÀI

Trong sáng tác của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy, trước cuộc sổng hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn đặc biệt quan tâm và có niềm say mê mãnh liệt với con người và cuộc sống đời thường - đó là cuộc sống sinh hoạt, quan hệ thế sự, là những sinh hoạt phong tục, tập quản trong cuộc sống bình thường của lớp người lao động bình dân và lóp dân nghèo thành thị. Yeu tố thể hiện tư tưởng nghệ thuật và có tính chất quyết định được coi là hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường.

2.1.Quan niệm về văn chưo'ng của Tô Hoài

Yeu tố côt lỏi tạo cơ sờ hỉnh thành cảm quan hiện thực của Tô Hoài không chỉ là hoàn cảnh gia đình, xã hội và bản thân mà còn là quan niệm về văn chương của tác giả. Ngay từ những ngày đầu cầm bút, Tô Hoài đã cỏ một quan niệm văn chương riêng. Dù quan niệm về văn chương của ông chưa được thể hiện một cách có hệ thống và chiều sâu như Nam Cao, nhung trong nhiều tác phẩm của mình, nhà văn đã bộc lộ một cách khá rạch ròi. Từ khi mới cầm bút, Tô Hoài đã nhận thấy: "Chưa bao giờ tôi bắt chước viết theo truyện của Khái Hưng, Nhất Linh. Mặc dù tôi cũng thích đọc những truyện ấy. Bới lẽ giản dị: viết truyện viển vông giang hồ kỳ hiệp, ai cũng có thể tưởng tượng, nhưng viết giống cái thật thì đời và người trong truyện của mấy ông nhà giàu con quan và có đồn điền như thế, tôi không biết những kiểu người ấy, không bắt chước được". Ý thức sâu sắc về ngòi bút của mình, về cái "tạng" của riêng mình, Tô Hoài đã sớm nhận ra con đường sáng tạo riêng. Ông tâm sự: những ngày đầu cầm bút,

"đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi. Ỷ nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình". Vậy là, viết những chuyện viến vông giang hồ kỳ hiệp không phải là sở trường của nhà vãn, mà cuộc sống bình dị của mình, quanh mình mới là mảnh đất để nhà văn khai phá. Chính một "gã" văn sĩ nghèo trong truyện ngắn. Hết một buổi chiều của Tô Hoài đã nghĩ rằng: "mỗi khi cẩm bút lên mà kể chuyện một dòng nước, một cánh hoa, một làn mây trắng, thì gã thấy như mình đương làm một việc gỉ trào phúng quá. Gã ngượng với bút. Gã ngượng với chính cái mặt gã soi thấy ở trong gương". Thể là, viết về cái của mình, quanh mình đã là định hướng nghệ thuật của Tô Hoài. Từ đó, một cách tự nhiên, ông đã hướng ngòi bút cũa mình vào "những chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và người của một vùng công nghệ đương sa sút nghèo khó" [47, 66]. Hơn nữa, những năm này, Tô Hoài chịu ảnh hướng sâu sắc của phong trào Mặt trận dân chủ Đông dương, chịu sự tác động cúa Hội văn hoá cún quốc, vậy nên, đi vào con đường chủ nghĩa hiện thực, Tô Hoài không rơi vào sự bế tắc tuyệt vọng. Chính từ quan niệm văn chương ấy, từ ý thức nghệ thuật ẩy, nhà văn luôn gắn bó với con người và cuộc sống để tìm nguồn cảm hứng và chất liệu cho ngòi bút.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 37)