Cảm quan quê hưong đất nuớc và xã hội trong sinh hoạt đòi thường Truyện viết về quê hương đất nước của Tô Hoài thể hiện qua nhiều chủ đề phong phú: viết về

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 38)

viết về quê hương đất nước của Tô Hoài thể hiện qua nhiều chủ đề phong phú: viết về Giáo dục đạo đức, về thiếu nhi làm giao liên, về xây dựng miền Bắc, về tểt Trung thu, về mùa xuân... Tác giả bộc lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước sâu lắng của mình. Nội dung của nhũng tác phẩm đều ngợi ca thiên nhiên tươi đẹp và những con người qúa cảm trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Bằng những hiểu biết tích lũy được qua thực tế, nhà văn Tô Hoài đã mang lại cho các em kiến thức về lịch sử, về phong tục các dân tộc, về văn hóa ứng xù...

Những nhà văn bắt đầu sự nghiệp văn chương vào các thập niên đầu thể kỉ trước, là những người sống và sáng tác qua hai cuộc kháng chiến chốngPháp, chổng Mỹ vĩ đại. Số phận con người sống trong thời bom đạn lùi xa hàng chục năm,

nhưng nỗi đau từ mất mát đau thương sau hai cuộc chiến vẫn không thể nào hàn gắn. Chủ đề này được nhiều nhà văn khai thác. Với Tô Hoài, ông hướng về vùng quê son cước xa xôi viết nên hình tượng người anh hùng nhô tuổi, yêu nước gan dạ. Nhũng tác phẩm xuất sắc, nói về thiếu niên làm giao liên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của ông gồm có Vừ A Dính, Kim Đồng, PáoSua, Hoa Sơn. Đây là những nhân vật thiếu nhi đã làm nên trang sử vàng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tô Hoài tìm về miền rẻo cao phía Bắc, gặp gỡ những người tùng sống thời bom đạn, khai thác các câu chuyện kế, các sự kiện của người thật việc thật. Ông xây dựng lại nhân vật bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hình tượng Vừ A Dính, Kim Đồng, Hoa Sơn, Páo và Soa hiện lên, đẹp đẽ sáng ngời trong lịch sử và trong tác phẩm. Các em đã tỏa sáng bởi lòng yêu nước nồng nàn, và tinh thần chiển đấu dũng cảm của mình. Với chủ đề Xây dựng miền Bắc, Tô Hoài đã khắc họa nhũng thay đổi trong thời kì đầu hoà bình qua nhiều chi tiết đời thường. Ông lấy đối tượng khai thác là các em nhỏ. Cảm xúc, hành động nhân vật trong truyện của ông vì thế lúc nào cũng ngây thơ hiếu động, chứa đầy khát vọng. Hon ai hết, chính ông là người sống trong thời kì khó khăn, ông hiểu niềm vui chiến thắng, hiểu ý chí vươn lên từ cảnh hoang tàn sau cuộc chiến. Người dân miền Bắc Việt Nam từng bước xây dựng nhũng viên gạch đầu tiên, và họ đã có những thành tựu đáng tự hào.

Truyện Ò..Ó..O, không đơn giản chỉ nói về tiếng gáy cao vang của chú gà trống nơi thôn xóm, điều tác giả muốn nhấn mạnh là niềm vui của cậu bé nhỏ đứng ngắm nhìn ánh điện sáng rực cả ngôi làng. Truyện Lỗ tường hổng, xúc động bởi chi tiết gợi nhớ quá khứ. Cậu bé Trung thắc mắc về cảnh cửa, nơi theo cậu nhìn giong một lồ hổng lớn trên tường hơn. Lời giải thích đưa cậu về với thời chổng Pháp. Hình ảnh các anh bộ đội xung phong thời đó đã bi mật hành quân qua lỗ hổng này đi đánh giặc. Câu chuyện thu hút các bạn nhỏ trong xóm, khiến các cô bé cậu bé cảm thấy trưởng thành hon khi chơi trò trốn tìm xung quanh lồ tường hổng. Câu chuyện là một thông điệp gợi nhớ quá khứ dành cho thế hệ măng non đẩt nước.

Trong Cánh đồng làng, tình yêu dành cho quê hương thể hiện qua bài văn của một bé trai. Bé đạt điếm cao vì Bé siêng năng dậy sớm, thích thú quan sát cánh đồng làng khởi sắc vào mỗi sáng tinh mơ. Sự thay đổi hàng ngày trên mảnh đất bé sinh ra đã làm nên cảm xúc trong tâm hồn bé. Ông thường kể, nơi này đồng chiêm hóa đồng mùa, nên niềm vui ngày hôm nay của bé là niềm hạnh phúc của ông được đúc kết qua nhiều tháng năm vất vả. Hình ảnh người ông trong truyện quê hương đất nước xuất hiện nhiều, bởi lẽ ông là thế hệ sống cùng với những biển cố dân tộc, ông ghi nhớ và làm sống lại lịch sử một cách thuyết phục qua lời kể của mình. Nhân vật người ông trong Ông kể chuyện tháng Tám đã đưa các cháu trở về không khí ngày hội tháng Tám năm 1945. Ngày ẩy, ông lên tám, bằng tuổi cháu bây giờ. Một câu chuyện buồn, mang tính nhân văn sâu sắc mà tác giả viết trong tập truyện này, là về bé Quỳnh Thơ, người con duy nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Tình yêu quê hương của bé thể hiện qua sờ thích chơi tem, bé sưu tầm nhiều kiểu tem như muốn ôm cả thế giới vào lòng. Truyện Quỳnh Thơ chơi tem, Tô Hoài viết với nhiều cảm xúc buồn thương, chua xót. Là nhà văn của tré em, yêu trẻ em, và hiểu tâm lý trẻ em. Ông đã viết về niềm vui của các bạn nhỏ trong những ngày lễ tết dân tộc, đó là những nét đẹp của vãn hoá cổ truyền đã có từ lâu. Chẳng hạn như tết Trung thu trong Bày cỗ rằm, đón chào năm mới trong Aĩ Năm mới. Bé nhìn xung quanh. Bên cạnh đó, tác giả còn viết nhiều tác phẩm nói về sự giàu đẹp của thế giới rộng lớn như: Đêm trắng, Đến Cuba, Nỗi bực mình của chàng Hổ độn cốt rơm... Và ngợi ca tình hữu nghị tốt đẹp của các nước bạn dành cho Việt Nam: Núi xanh xanh...

2.1.2. Căm quan thiên nhiên Lòng yêu thiên nhiên, sự gắn bó với thiên nhiên ở Tô Hoài được hình thành từ tuổi ấu thơ. Nhà văn sinh ra và lởn lên ở quê ngoại (Nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài (Trang 38)