Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho cây na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 25)

2. Mục đích yêu cầu của đề tài

1.3.4.Nghiên cứu về phòng trừ sâu bệnh

Na được coi là một loại cây ít sâu bệnh nguy hiểm, xong nếu trồng tập trung thì vườn cây thường có rất nhiều sâu bệnh hại, ảnh hưởng đáng kể tới năng suất, phẩm chất quả. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

1.3.4.1. Các loại sâu hại

a. Sâu hại hoa còn gọi là bọ đục bông, sâu vòi voi

Thuộc bộ cánh cứng. Sâu trưởng thành hình bầu dục màu nâu xám. Sâu non có màu trắng sữa, đầu màu nâu. Sâu trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban ngày, thường tập trung phía trong cánh hoa và đẻ trứng luôn trong đó. Sâu non, sâu trưởng thành đều cắn phá cánh hoa.

Cách phòng trừ: dùng Sago – Super 20EC, thuốc có tính xông hơi mạnh nhưng

lại dễ phân huỷ trong thời gian ngắn để phun cho cây. Liều lượng sử dụng là 20 – 25 ml pha trong một bình 8 ít nước phun đều trên tán cây vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Phun 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ nhất 15 ngày, Nguyễn Danh Vàn 2002 [21]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

b. Rệp bông, rệp sáp

Rệp bông hay còn gọi là rệp sáp giả là loại sâu đa thực, cơ thể phủ đầy chất xám màu trắng như bông gòn. Chúng gây hại trên lá và trái làm cho lá quăn, trái không lớn được. Nếu chúng tấn công vào giai đoạn trái non thì trái thường bị rụng hoặc khô tóp lại, giai đoạn trái phát triển thì khi chín thịt quả nhạt, có mùi hôi mất giá trị thương phẩm .

Cách phòng trị:

Khi trồng chú ý bố trí mật độ khoảng cách hợp lí, không trồng quá dày và tạo cho vườn na được thông thoáng.

Thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành khuất trong tán lá để vườn được thông thoáng. Những quả, cành có quá nhiều rệp thì nên cắt bỏ và đem đốt để hạn chế sự lây lan của rệp.

Rệp di chuyển được là nhờ kiến. Để hạn chế sự lây lan này thì cần phải trừ kiến bằng cách: dọn sạch cỏ rác, lá cây mục ở gốc na và có thể dùng Padan, Basudin hoặc Regent hột dải xung quanh gốc.

Mật độ rệp cao, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu ít độc hại như: Dragon58EC (10- 15cc/8lít nước), Sago- Super 20EC (25cc/8lít nước), Dimenat 40EC phun 2 lần liên tiếp cánh nhau 5- 7 ngày, ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày. Nếu trong thời gian thu hoạch thì phải hái hết quả già, quả chín rồi mới phun thuốc, Nguyễn Danh Vàn 2002 [21]

c. Sâu đục quả (Anonaepestis bengalella)

Sâu trưởng thành là loài bướm có màu nâu xám, cánh trước có màu xanh ánh kim. Sâu non có màu đen, khi phát triển đầy đủ sâu non dài khoảng 20 - 25mm. Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn, đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng quả bị sâu hại là thấy bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài, thường trên 1 quả có nhiều sâu phá hại.

* Biện pháp phòng trị:

Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và kịp thời thu gom các quả bị hại đem chôn hoặc đốt để hạn chế mật độ sâu ở những đợt kế tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dùng thuốc hoá học: xử lí vào thời điểm sâu non nở rộ mà chưa kịp đục vào bên trong quả. Dùng Sherzol 205EC (20ml/8lít nước) phun khi quả cỡ ngón tay út hoặc SecSaigon 25EC, Fenbis 25EC... Chú ý phun kĩ vào quả, không phun tràn lan cả vườn để tiết kiệm thuốc, đồng thời duy trì được quần thể thiên địch trong vườn và cần đảm bảo đúng thời gian cách li, Nguyễn Danh Vàn 2002 [21]

1.3.4.2. Các loại bệnh hại a. Bệnh thán thư

Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá xuất hiện các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn bệnh làm khô búp hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn bị khô đen một phần.

* Cách phòng trừ:

Phun ngừa lúc quả còn nhỏ đến trước lúc thu hoạch 15- 20 ngày. Phun định kì 1 lần/ tháng. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Bendazol 50WP (100g/ 8 lít nước) hay Carbenzim 500FL (15ml/8lít nước) [1].

b. Bệnh thối rễ

Do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh sẽ sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất, phá hại bộ rễ, hạn chế sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, bị hại lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cho cây bị chết.

* Cách phòng trừ: Thoát nước cho vườn na, không để nước đọng trong mùa

mưa. Hàng năm bón bổ sung vôi và dùng thuốc Boocđô hoặc các loại thuốc có chứa gốc đồng tưới vào gốc na 2 - 3 lần [1].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho cây na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 25)