2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.3.5. Nghiên cứu na ở Lạng Sơn
Năm 2003 - 2005, PGS.TS. Đào Thanh Vân và các cộng sự Khoa Trồng Trọt – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng, tuyển chọn cây ưu tú và xây dựng quy trình thâm canh na ở Chi Lăng - Lạng Sơn. Kết quả bước đầu cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Na là nguồn thu quan trọng của người dân huyện Chi Lăng, song chủ yếu lại được trồng theo lối quảng canh, thiếu đầu tư chăm sóc nên năng suất thấp, sâu bệnh phát triển, có dấu hiệu suy thoái về chất lượng.
- Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như: bón phân (NPK tổng hợp), tỉa cành, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng (Thiên nông, Atonic) năng suất và chất lượng được cải thiện một cách rõ rệt.
Kết quả của đề tài cũng đã xác định được 8 cây na ưu tú, 42 cây xuất sắc, tuy nhiên, do không có sự phối hợp với các cơ quan chỉ đạo kỹ thuật địa phương nên các cây tuyển chọn đã không được bảo tồn lưu giữ.
Từ năm 2006 - 2008 được sự trợ giúp của Liên minh Hợp tác xã Đức (DGRV) và Trung tâm phát triển Nông thôn (CRP) đã xây dựng và thực hiện dự án “Hỗ trợ vùng na Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn thành vùng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng cao và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”. Nội dung của dự án tập trung chủ yếu vào việc phân tích đánh giá hiện trạng, xác định nguyên nhân các tồn tại vướng mắc, xây dựng cơ chế chính sách phát triển vùng na, đồng thời nâng cao hiểu biết của người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng chống sâu, bệnh, thu hoạch và bảo quản thông qua các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề. Ngoài ra, dự án cũng giúp đỡ bà con nông dân trong vùng thực hiện dự án một số vậ ật xây dựng mô hình thâm canh theo kỹ thuật được hướng dẫn.