Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất nông –

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho cây na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 35)

2. Mục đích yêu cầu của đề tài

3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất nông –

nghiệp ở Hữu Lũng, Lạng Sơn

Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có tọa độ địa lý từ 21 23’ đến 21 45’ vĩ độ Bắc, từ 106 10’ đến 106 32’ kinh độ Đông với diện tích tự nhiên là 80.674,64 ha.

Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên

Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Bắc Giang

Phía Đông giáp huyện Chi Lăng và tỉnh Bắc Giang. - Khí hậu thuỷ văn

Hữu Lũng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh và ít mưa về mùa Đông, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa Hè. Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm là 22,70 C và tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 28,50 C. Tháng có nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 2,50 C.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.488,2mm với 135 ngày mưa trong năm và phân bố từ 13 – 17 ngày/tháng tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và chiếm trên 9% lượng mưa cả năm.

- Điều kiện địa hình, đất đai: Hữu Lũng là huyện thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình được phân chia rõ giữa vùng núi đá vôi ở phía Bắc và vùng núi đất ở phía Nam. Phần lớn diện tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 – 500m và vùng núi đất có độ cao trên dưới 100m so với mặt nước biển. Nhìn chung địa hình phức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi có độ dốc lớn ở phía Bắc cũng như bởi các dãy núi đất sắp xếp theo dạng bát úp ở phía Nam huyện. Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa vùng núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp của cư dân. Xen kẽ các vùng núi đất là các dải ruộng bậc thang phân bố theo các triền núi, triền sông. Khe suối trong vùng, cũng là vùng đất sản xuất nông nghiệp được tạo lập từ nhiều đời nay cung cấp lương thực cho cư dân sinh sống trong vùng này.

- Giao thông thuỷ lợi

+ Giao thông: mạng lưới giao thông của huyện đang được phát triển mở rộng, có đường quốc lộ 1A chạy qua rất thuận lợi cho quá trình giao lưu trao đổi hàng hóa với tam giác phát triển (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và các tỉnh khác trong cả nước. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng thực hiện trong đó ưu tiên hàng đầu là hệ thống đường giao thông. Trong những năm qua UBND huyện đã tập trung huy động, kết hợp nhiều nguồn vốn để đầu tư đường giao thông vì vậy đến nay đường giao thông đến các trung tâm các xã đều đảm bảo thông suốt 4 mùa, các tuyến đương lớn của huyện như 242, 243, 244 đều đã được đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Chương trình làm đường bê tông nông thôn theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm được triển khai thực hiện tốt, hàng năm đều hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu. Tổng chiều dài đường bê tông nông thôn làm được từ năm 2008 đến nay là 26,4 km với 4.400 tấn xi măng đã được cấp, trị giá trên 8 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 5 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm UBND huyện đều tổ chức phát động rộng khắp phong trào ra quân đầu Xuân làm đường giao thông và đóng góp quỹ xây dựng công trình giao thông của huyện để tu sửa các tuyến đường liên thôn, liên xã.

+ Thủy lợi: trong những năm qua (2008 – 2010) tổng kinh phí cấp cho sự nghiệp thủy lợi là 59.275.505.000 đồng. Từ nguồn kinh phí trên huyện Hữu Lũng đã dùng để kiên cố được 115,3 km kênh mương, xây dựng mới 6 trạm bơm điện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khắc phục, nâng cấp, sửa chữa được 19 đập, cống… Ngoài ra, hàng năm UBND huyện đều tổ chức phát động phong trào ra quân đầu Xuân làm thủy lợi và sử dụng xi măng của tỉnh cấp cho các xã để sửa chữa, kiên cố các công trình thủy lợii. Từ những kết quả nêu trên đã nâng diện tích gieo trồng được tưới chủ động lên 6.050 ha (năm 2010) đạt 35% diện tích gieo trồng góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu về phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 78.926 ha, chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó: diện tích đồi núi đá có: 33.056 ha, chiếm 41,9% diên tích đất tự nhiên; diện tích đồi núi đất 45.223 ha, chiếm 57,3%. Đất trên địa bàn huyện có 4 loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 18.691 ha, đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 9.021 ha, đất vàng đỏ trên đá mácm axit (Fa) 7.080 ha, đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 4.350 ha.

Theo số liệu năm 2000 tổng diện tích đất đang sử dụng của huyện là 43.760 ha, chiếm 55,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 14.310 ha, chiếm 32,7% diện tích đất đang sử dụng, đất lâm nghiệp 25.940 ha, chiếm 59,3%, đất ở 700 ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 35.166 ha, trong đó đất có khả năng sử dụng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là 12.689 ha.

Tài nguyên nước: hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là: hệ thống sông Thương với chiều dài sông 157 km và sông Hoá dài 47 km bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma cao 670 m ở huyện Chi Lăng. Trên sông hoá còn có hồ Cấm Sơn có khả năng giữ nước phát điện và phát triển thủy sản. Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có đá vôi với hàm lượng CaO = 55%, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có đất sét trữ lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoảng 9,8 triệu tấn, là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nguồn cát, sỏi được phân bổ ở các xã ven đường quố lộ 1A là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyên và tỉnh. - Điều kiện kinh tế: Hữu Lũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 10,56%. Nhịp độ tăng bình quân của các ngành Nông – Lâm nghiệp 5,7 %, Công nghiệp - Xây dựng 14%, Thương mại – Dịch vụ 12,5%. Cơ cấu kinh tế mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra nhưng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, ước tính đến năm 2010 tỷ trọng ngành Nông – Lâm nghiệp chiếm 36,2%, ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 26,8%, ngành Thương mại – Dịch vụ chiếm 37%.

- Dân số và cơ cấu dân số: theo số liệu năm 2010, dân số trên địa bàn huyện có 113.527 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,12%, trong đó: lao động trong độ tuổi là 52.967 người, chiếm 47% dân số. Mật độ dân cư ở vùng thấp là 200 - 300 người/km2 và ở vùng đồi núi là 40 - 60 người/km2.

Lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp 15%, lao động chưa có việc làm chiếm 9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 12% tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là 41.562 người, chiếm 78%; thương mại dịch vụ 10.145 người, chiếm 9,3%.

- Tình hình sản xuất ngành trồng trọt: đã có nhiều chuyển biến mạnh theo hướng thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những giống mới có năng suất cao, tăng hiêu quả kinh tế.

Tóm lại: Hữu Lũng, Lạng sơn là huyện có điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội, giao thông, thị trường và nguồn lao động nông nghiệp đủ điều kiện để phát triển sản xuất na theo hướng hàng hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho cây na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)