2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.5.1. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng na
2.5.1.1. Thí nghiệm bón phân
Thí nghiệm 1: n ảnh hưởng của lượng phân bón NPK đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả , năng suất và chất lượng na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn
CT1: bón phân NPK tổng hợp 13-13-13 +TE 3kg/cây CT2: bón phân NPK tổng hợp 13-13-13 +TE 4kg/cây CT3: bón phân NPK tổng hợp 13-13-13 +TE 5kg/cây
CT4: (đối chứng theo tập quán của dân) phân NPK Lâm Thao với lượng 6kg/cây).
Thí nghiệm được bố trí trên vườn na 8 tuổi của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trong thí nghiệm 60 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD), các kỹ thuật: cắt tỉa, phòng trừ sâu, bệnh … được tiến hành đồng đều ở các công thức.
Phân NPK được chia thành 4 lần bón với lượng bằng nhau: Lần 1 bón sau thu hoạch hết quả; Lần 2 bón vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, khi cây ra lộc Xuân và nhú hoa; Lần 3 bón sau đậu quả 10 ngày; Lần 4 bón sau đậu quả 60 ngày (khi đường kính quả đạt 2 - 3cm)
2.5.1.2. Thí nghiệm cắt tỉa
Thí nghiệm 2: nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn.
- Thí nghiệm gồm 3 công thức:
CT1: cắt tỉa để lại cành cấp 2 vào đầu tháng 1
CT2: cắt tỉa theo lối truyền thống (sau thu hoạch cắt tỉa những cành tăm, cành già cỗi, cành sâu bệnh và cành tược; cắt tỉa cành hè nếu quá dày)
CT3: không cắt tỉa, để tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trong thí nghiệm 45 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD). Các kỹ thuật: bón phân, phòng trừ sâu, bệnh … được tiến hành đồng đều ở các công thức.
2.5.1.3. Thí nghiệm sử dụng chế phẩm điều hòa sinh trưởng
Thí nghiệm 3: nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng đậu quả, năng suất và chất lượng na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Thí nghiệm gồm 4 công thức: - CT1: Phun GA3nồng độ 40ppm. - CT2: Phun GA3nồng độ 50ppm. - CT3: Phun GA3nồng độ 60ppm. - CT4: Đối chứng (không phun)
Thời điểm phun GA3: lần 1: khi hoa nở rộ 50% ; lần 2: khi hoa nở 75%; lần 3: khi hoa kết thúc nở, hoa đã tàn; lần 4: khi quả đậu hoàn toàn, đường kính quả 1,5 - 2 cm
Thí nghiệm được bố trí trên vườn na 8 tuổi của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trong thí nghiệm 60 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD). Các kỹ thuật: bón phân, cắt tỉa, phòng trừ sâu, bệnh … được tiến hành đồng đều ở các công thức.
2.5.1.4. Thí nghiệm bao quả
Thí nghiệm 4: nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất và chất lượng quả na tại Hữu Lũng, Lạng Sơn
- CT1: bao quả sau đậu quả 20 ngày (khi quả có ĐK = 1,0cm) - CT2: bao quả sau đậu quả 40 ngày (khi quả có ĐK = 1,5 - 2,0cm) - CT3: bao quả sau đậu quả 60 ngày (khi quả có ĐK = 2,5 - 3,0cm) - CT4: không bao quả (để tự nhiên)
Bao quả bằng túi nilon trắng có đục các lỗ tròn đường kính 1cm, 3 cm 1 lỗ để thoát hơi nước trong túi bao quả.
Thí nghiệm được bố trí trên vườn na 8 tuổi của nông dân theo phương pháp chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn. Mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại, tổng số cây trong thí nghiệm 60 cây; bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCBD). Các kỹ thuật: bón
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phân, cắt tỉa, phòng trừ sâu, bệnh được tiến hành đồng đều ở các công thức.
2.5.1.5. Chỉ tiêu theo dõi
a. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển - Thời gian na ra lộc
- Thời gian ra nụ - Thời gian nở hoa - Thời gian đậu quả - Thời gian thu hoach quả
b. Số hoa nở: số quả hình thành; số quả thu hoạch; Số quả thu hoạch
Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100 Số quả hình thành
c. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Số quả/cây: đếm số quả thực tế khi thu hoạch.
- Khối lượng quả: cân tổng số quả thu được trên cây / trung bình - Năng suất lý thuất (kg/cây) = số quả/ cây *khối lượng TB quả d. Tình hình phát sinh sâu, bệnh hại
+ Sâu hại:
Tổng số quả bị hại
Tỷ lệ bị hại (%) = x 100 Tổng số quả điều tra
ni x i
Chỉ số bị hại (%) = x 100 N x I
Trong đó: i là cấp bị hại, ni là số quả bị rệp hại ở cấp thứ i, N là tổng số quả điều tra, I là cấp quả bị hại cao nhất. Cấp bị hại được chia theo thang 5 cấp, do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Bệnh hại: Chỉ số bệnh được tính theo công thức: (a b)
CSB (%) = x 100 N T
Trong đó: a: số lá, quả, cành bị bệnh ở mỗi cấp b: trị số cấp bệnh tương ứng
N: tổng số lá, quả, cành điều tra T: trị số cấp bệnh cao nhất
- Thang phân cấp bệnh sử dụng theo thang 5 cấp, Đặng Vũ Thị Thanh 1998 [13] Cấp 0: không bị bệnh Cấp 1: 1 - 5% diện tích lá (cành, quả) bị bệnh Cấp 2: >5 - 10% diện tích lá (cành, quả) bị bệnh Cấp 3: >10 - 20% diện tích lá (cành, quả) bị bệnh Cấp 4: >20 - 35% diện tích lá (cành, quả) bị bệnh Cấp 5: >35 - 50% diện tích lá (cành, quả) bị bệnh Cấp 6: > 50% diện tích lá (cành, quả) bị bệnh
e. Các chỉ tiêu về chất lượng quả (một số chỉ tiêu cơ giới và sinh hoá quả) - Tỷ lệ ăn được (%) = Khối lượng thịt quả/khối lượng hạt + Khối lượng vỏ quả x 100 - Số hạt trong quả
- Hình thái quả: méo, lép, tròn nây - Độ Brix (%): đo bằng brix kế g. Sơ bộ hạch toán thu, chi
Lãi thuần Tổng thu - Tổng chi (đ/ha)
2.5.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình Excel và IRISTAT 5.0 Phạm Tiến Dũng 2009, [5]; Đỗ Ngọc Oanh & CS 2004, [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN