Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Báo cáo công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP XD – DL Hà Hải (Trang 42)

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU NHẬP – XUẤT– TỒN

2.2.1.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.1.2.1 Nội dung

Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương, phụ cấp của nhân công trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp thiết bị cụ thể gồm: tiền lương của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ. Công nhân chính như: công nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông..., công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đà giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ thép, nhúng gạch ...; các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại ...; lương phụ của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng; ngoài ra còn gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Chi phí nhân công trực tiếp không gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi công trường gặp mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ phận khác như sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý...

Hình thức trả lương Công ty áp dụng hai hình thức trả lương là lương theo thời gian (bộ phận lao động gián tiếp) và lương khoán (với bộ phận lao động trực tiếp). Căn cứ vào số lượng công việc, ngày làm việc, ngày công, giờ công và tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc của Nhà nước quy định để thanh toán lương.

Hình thức trả lương khoán: Công ty trả lương theo khối lượng công việc hoàn thành và đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật áp dụng cho đội thi công, cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

Tiền lương khoán sản phẩm hoàn thành = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá nhân công cho từng việc

Đơn giá nhân công bao gồm: lương tối thiểu chung + phụ cấp lưu động (20% lương tối thiểu) và phụ cấp ổn định sản xuất (10%) + lương phụ (12%) + chi phí khoán cho người lao động (4%).

Cách tính lương làm thêm giờ: Những người được chấm công, trả lương làm thêm giờ phải hoàn thành nghĩa vụ 24 công/tháng, từ ngày công thứ 25 trở đi mới được chấm công thêm giờ. Nếu trong tháng không làm việc đủ 24 công thì đi làm chủ nhật là làm bù ngày công đã nghỉ trước đó.

Tổng số giờ công làm thêm trong tháng/8h = số công làm thêm trong tháng. Lương cơ bản/24 công/8h = tiền lương một giờ công

Số giờ làm thêm x lương một giờ công = tiền lương làm thêm

Ngày nghỉ chủ nhật và các giờ làm thêm trong ngày được nhân với hệ số 1,25 Ngày nghỉ lễ tết được nhân với hệ số 1,5 và cộng lương ngày lễ tết. Để việc quản lý lao động và tiền lương đi vào nề nếp, Công ty xây dựng và phổ biến quán triệt chức năng nhiệm vụ đến từng tổ chức, cá nhân, bổ sung kịp thời những biện pháp quản lý chi tiết – cụ thể có hiệu quả.

2.2.1.2.2. Tài khoản sử dụng

Theo đúng chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành, doanh nghiệp sử dụng tài khoản 622 để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Do có đặc thù riêng trong doanh nghiệp và tình hình sản xuất, kinh doanh riêng của đơn vị nên Công ty cũng lập thêm mã chi tiết về chi phí nhân công cho từng công trình và hạng mục công trình khác nhau.

2.2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 622, từ sổ chi tiết tài khoản này kế toán vào sổ chi tiết các tài khoản có liên quan và vào bảng cân đối số phát sinh. Dưới đây là quy trình ghi sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.

chi phí nhân công trực tiếp CTCP XD – DL Hà Hải

Chứng từ gốc ở đây gồm bảng chấm công, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ.

Để tiến hành tính lương khoán cho người lao động, kế toán căn cứ vào “Hợp đồng giao khoán”, bảng chấm công (biểu 2.12). Các chứng từ này do kế toán của Công ty lập và quản lý. Khi chứng từ này được chuyển về phòng kế toán của Công ty, kế toán sẽ tính và lập bảng thanh toán tiền lương (biểu 2.13) làm căn cứ trả lương cho công nhân và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Hợp đồng giao khoán được lập giữa các bên giao khoán và đội trưởng đội thi công theo từng công việc cụ thể và đơn giá khoán. Bảng chấm công được lập và chấm theo số ngày công nhân làm việc thực tế, nó sẽ là căn cứ xác định số công tính lương cho từng công nhân.Sau khi hợp đồng khoán thực hiện xong, sẽ có một biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành do đội trưởng và nhân viên kỹ thuật xác nhận. Căn cứ vào hợp đồng làm khoán và số công nhân tính lương sản phẩm trên bảng chấm công kế toán lương sẽ tính công và lập bảng thanh toán lương.

Căn cứ vào các chứng từ gốc trên kế toán hạch toán vào phần mềm, phần mềm sẽ tự cập nhật số liệu từ chứng từ hạch toán vào sổ chi tiết tài khoản 622 (biểu 2.14) theo mục đích của kế toán sử dụng.

Quá trình hạch toán chi tiết kết thúc bằng công đoạn vào sổ kế toán chi tiết tài khoản có liên quan và tổng hợp các số liệu vào bảng cân đối số phát sinh.

Khi cần thiết kế toán nên đối chiếu con số trên bảng cân đối số phát sinh với các tài liệu liên quan để kiểm tra lại tính chính xác của quá trình hạch toán và kịp thời phát hiện ra các sai sót trước khi tiến hành việc lập báo cáo tài chính.

Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 622 SCT TK liên quan Bảng cân đối số phát sinh

Biểu 2.12:

Công ty Cổ phần Xây dựng – Du lịch Hà Hải

Một phần của tài liệu Báo cáo công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP XD – DL Hà Hải (Trang 42)