Thực tế công tác kế toán chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP XD DL Hà Hải.

Một phần của tài liệu Báo cáo công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP XD – DL Hà Hải (Trang 25)

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

2.2. Thực tế công tác kế toán chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP XD- DL Hà Hải. CTCP XD- DL Hà Hải.

Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung cho quá trình hạch toán với sổ tổng hợp gồm sổ nhật ký chung và sổ cái, sổ chi tiết gồm các sổ chi tiết các tài khoản chi phí... Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Việc tính giá vật liệu xuất theo phương pháp giá thực tế đích danh. Công ty tính giá tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc và tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại CTCP DX – DL Hà Hải

Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn

Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

giao đều được mở riêng những chứng từ kê chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty được xác định là các công trình, hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công trình đều được theo dõi chi tiết từng tờ kê chi phí gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. .

2.2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1.1.1- Nội dung

Là doanh nghiệp xây lắp nên nguyên vật liệu của doanh nghiệp là các nguyên, nhiên vật liệu dùng cho quá trình xây dựng và lắp đặt, cải tạo. Chi phí vật liệu trực tiếp của Công ty là các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị đi kèm vật theo vật kiến trúc... cần thiết để sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, khoản này chiếm tỷ trọng cao trong giá thành công trình, khoản mục công trình, chiếm khoảng 80% giá trị công trình.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các chi phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho thi công xây lắp các công trình, hạng mục công trình như: vật liệu xây dựng gồm: thép, xi măng, gạch, tôn, bê tông, sơn, gạch lát, cát, gỗ, đá ...; vật liệu khác như: que hàn, bulon, bột màu, a dao, đinh, thép buộc, dây ...; nhiên liệu: than củi để nấu nhựa đường ...; vật kết cấu như: bê tông đúc sẵn ...; thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: vật tư điện, vật tư nước, thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm, vật bảo quản thiết bị, lưới chắn, bạt dứa ...

Khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và thông qua tài khoản 152 để hạch toán.

Với công trình ở xa, do hạn chế về kho bãi lưu trữ nên nguyên vật liệu phát sinh ở mỗi công trình được nhân viên chịu trách nhiệm thu mua ngay tại nơi phát sinh dựa trên cơ sở các định mức đã được đề ra cho từng giai đoạn thi công công trình. Điều này giúp cho việc đáp ứng nguyên vật liệu cần thiết cho công trình, hạng mục công trình được kịp thời, giảm được chi phí vận chuyển, bảo quản so với việc xuất nguyên vật liệu chính từ kho của Công ty đến tận chân công trình.

Đánh giá nguyên vật liệu: Do số lượng nguyên vật liệu lớn, được mua từ nhiều nguồn khác nhau nên giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho được đánh giá theo giá thực tế nhập kho. Giá thực tế vật tư mua ngoài được tính theo công thức:

Đơn giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho =

Giá mua ghi trên hóa đơn (chưa có thuế VAT) + Chi phí thực tế phát sinh (Chi phí vận chuyển, chuyên chở…) _ Các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán)

Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho được công ty áp dụng là phương pháp giá thực tế đích danh.

2.2.1.1.2- Tài khoản sử dụng

Theo đúng chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành, doanh nghiệp sử dụng tài khoản 621 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu sử dụng, giá trị hạch toán là giá thực tế mua vào. Do có đặc thù riêng trong doanh nghiệp và tình hình sản xuất, kinh doanh riêng của đơn vị nên Công ty cũng lập thêm mã chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình.

2.2.1.1.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Quá trình thu mua nguyên vật liệu hình thành khi bộ phận kế hoạch nghiên cứu nhu cầu thu mua, sử dụng vật tư, thủ trưởng đơn vị (giám đốc hoặc phó giám đốc) duyệt. Sau khi thủ trưởng đơn vị ký duyệt bộ phận cung ứng thu mua vật tư. Vật tư mua về được kiểm tra chất lượng, số lượng và mẫu mã vật tư rồi nhập kho hoặc được đưa thẳng đến chân công trình. Thông thường do vật tư mua về thường được sử dụng ngay vào các công trình nên nguyên vật liệu mua về thường được chở thẳng đến chân công trình và xuất dùng trực tiếp cho quá trình xây dựng. Tại đây, kế toán công trình theo dõi và tổng hợp số lượng và chủng loại nguyên vật liệu nhập và xuất dùng. Hàng tháng mang lên văn phòng công ty đối chiếu và tổng hợp.

Trong mỗi giai đoạn thi công, đội trưởng hoặc người chịu trách nhiệm chính của công trình viết giấy đề nghị tạm ứng trình lên giám đốc.

cho người chịu trách nhiệm thu mua vật liệu. Nguyên vật liệu mua về được nhập kho. Người chịu trách nhiệm viết giấy đề nghị hoàn ứng (biểu 2.2) kèm hóa đơn giá trị gia tăng (biểu 2.1) và bảng kê hoàn ứng mua vật tư (biểu 2.3) chuyển lên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để thanh toán số chi quá tạm ứng hoặc số tạm ứng thừa.

Biểu 2.1:

Một phần của tài liệu Báo cáo công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP XD – DL Hà Hải (Trang 25)