TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP xi măng và khoáng sản yên bái (Trang 56)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

MĂNG VÀ KHOÁNG SẢN YÊN BÁI.

Bảng 2.6: Tình hình tăng giảm một số chỉ tiêu tài chính 3 năm gần đây ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 % tăng, giảm (năm 2011/2010) % tăng giảm (năm 2012/2010) % tăng giảm (năm 2012/2011) Tổng giá trị tài sản 351.400.346.652 344.750.195.566 374.322.562.519 -1,9% 6,5% 8,6% Tổng nợ phải trả 283.642.243.328 291.864.626.806 341.114.840.113 2,9% 20,3% 16,9% Doanh thu thuần 299.300.137.915 333.202.714.304 359.138.978.849 11,3% 20,0% 7,8% Giá vốn hàng bán 237.386.454.642 274.205.680.638 321.424.014.941 11.5% 35.4% 17.2% Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh -3.226.010.550 -17.614.949.998 -23.094.404.223 446,0% -615,9% -31,1% Lợi nhận khác 5.597.364.545 3.452.380.568 3.397.082.370 -38,3% -39,3% -1,6% Lợi nhuận trước thuế 2.371.353.995 -14.162.569.430 -19.697.321.853 -497,2% -730,6% 39,1% Lợi nhuận sau thuế 1.766.515.496 -14.865.442.305 -19.704.509.853 -941,5% -215,4% -32,6% Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 367 -3.089 -4.095 -941,7% - 215,8% 32,6%

(nguồn: báo cáo tài chính Công ty đã kiểm toán)

Nhìn vào bảng kết quả tính toán trên ta thấy:

- Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 và năm 2010 (năm 2012 tăng 6,5% so với năm 2010, và tăng 8,6% so với năm 2011), mức tăng

51 này chưa phải là lớn, hơn nữa mức tăng nợ phải trả lại tăng đáng kể lớn gấp 2 gấp 3 lần so với mức tăng của tài sản (năm 2012 nợ phải trả tăng 20,3% so với năm 2010, tăng 16,9% so với năm 2011). Điều này chứng tỏ việc quản lý nguồn vốn và tài sản của công ty chưa tốt.

- Doanh thu thuần của công ty có xu hướng tăng đều qua các năm (năm 2012 tăng 35,4% so với năm 2010, và tăng 17,2% so với năm 2011). Mức tăng này thấp hơn mức tăng của tổng tài sản. Do đó, việc tăng doanh thu chưa thể phản ánh dấu hiệu tốt cho công ty.

- Giá vốn hàng bán cũng có xu hướng tăng qua các năm (năm 2012 tăng 26,1% so với năm 2010, giảm 13,4% so với năm 2011). Mức tăng của giá vốn hàng bán cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu chưa tốt trong quản lý chi phí và giá thành sản phẩm. Nguyên nhân của việc tăng giá vốn không cùng nhịp độ với tăng doanh thu là do:

+ Giá cả các loại vật tư; nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng cao qua các năm:

Năm 2010: than tăng giá từ 930.000 đồng/tấn lên 1.830.000 đồng/tấn, tăng 96,77%); trong khi đó giá bán xi măng không tăng được do phải cạnh tranh trên thị trường, vì cung vượt quá cầu. Bên cạnh đó, năm 2010 là năm chuẩn bị cho Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp cho nên các công trình xây dựng cơ bản chững lại..

Năm 2011: than tăng 40%, điện tăng 10% so với năm 2010, trong khi đó giá bán xi măng không tăng được do phải cạnh tranh trên thị trường, vì cung vượt quá cầu. Bên cạnh đó, năm 2011 thực hiện chính sách của Chính phủ hạn chế đầu tư công nên các công trình xây dựng cơ bản bị cắt giảm, thiếu nguồn thanh toán dẫn đến sản phẩm bán ra giá thấp, chậm thu được tiền, vòng quay vốn lưu động thấp, nhu cầu vốn lưu động tăng cao kéo theo chi phí tài chính lại càng lớn;

52 Năm 2012: giá các nguyên nhiên liệu đầu vào vẫn giữ ở mức cao, trong khi đó giá bán không ổn định và thường xuyên phải điều chỉnh giảm theo giá bán trên thị trường. Giá thành sản phẩm cao nhưng giá bán xi măng không thể tăng tương ứng do tình trạng dư thừa xi măng. Trong năm 2012, Công ty đã điều chỉnh giá bán 4 lần, trong đó điều chỉnh tăng giá 2 lần trong thời gian ngắn và điều chỉnh giảm giá 2 lần trong thời gian dài;

+ Bên cạnh đó, do sản lượng sản xuất thấp nên các chi phí như sửa chữa lớn, khấu hao, chi phí tài chính, các chi phí chung... phân bổ cho 1 tấn sản phẩm tăng cao;

+ Dòng tiền về không đủ và không ổn định dẫn tới việc Công ty không thể chủ động về tài chính để thực hiện việc tiết giảm chi phí như: việc lựa chọn nhà cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu có chất lượng tốt, giá hợp lý nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm... Thực tế năm 2012, Công ty không tiếp cận được nguồn than của Tập đoàn TKV do phải thanh toán trước khi nhận hàng; lượng than cám 3 và 4 rất ít chỉ đủ cung cấp cho khách hàng ký hợp đồng trực tiếp với Tập đoàn TKV.

- Do mức tăng của giá vốn cao hơn mức tăng doanh thu, nên lợi nhuận qua các năm sụt giảm dẫn đến lỗ. Năm 2012, số lỗ tăng lên so với năm 2010 và 2011 (lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 giảm 615,9% so với năm 2010, và giảm 31,1% so với năm 2011). Việc giảm lợi nhuận này ngoài nguyên nhân giá vốn tăng, thì một nguyên nhân chủ yếu nữa là do chi phí từ hoạt động tài chính của công ty tăng lên đáng kể qua các năm mà trong đó là sự tăng lên của chi phí lãi vay.

Năm 2010, lãi suất ngân hàng tăng từ 12%/năm lên 17%/năm, mức lãi suất này ở năm 2011 và 2012 lại tăng lên so với năm 2010, lãi suất thường xuyên ở mức từ 20% đến 22%/năm. Do đó, chi phí tài chính (chi phí lãi vay ngân hàng) lại tiếp tăng cao từ 32,67 tỷ đồng năm 2010 lên 44,276 tỷ đồng năm 2011 (tăng gần 12 tỷ đồng, tương đương tăng 37,5%), năm 2012 lãi vay phải trả là 33,08 tỷ đồng, tăng 1,25% so với năm 2010.

53 Chi phí tài chính ở cả 3 năm đều ở mức cao là do công ty đầu tư dây chuyền sản xuất Clinker theo công nghệ lò quay từ năm 2008 chủ yếu sử dụng bằng nguồn vốn vay ngân hàng, toàn bộ chi phí khấu hao và lãi vay đầu tư rất lớn. Chi phí trả lãi vay ngân hàng và trả gốc trong những năm đầu có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (trong năm 2010 Công ty đã trả nợ đầu tư 26,902 tỷ đồng).

Bên cạnh đó lãi vay vốn lưu động thường xuyên luôn ở mức cao (trong năm 2010 khoảng 80 tỷ) đã làm cho giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận trong năm.

Một vài nguyên nhân khác dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm qua các năm và dẫn đến lỗ:

+ Một số nhà máy xi măng trong khu vực cũng cho ra nhiều sản phẩm cùng loại. Do việc Nhà nước bao cấp xăng dầu, cước phí vận chuyển thấp nên có rất nhiều loại xi măng ở miền xuôi lên cạnh tranh trên thị trường trong tỉnh và trong khu vực.

+ Do lượng cung xi măng thừa so với cầu trên thị trường, nên thị phần tiêu thụ sản phẩm xi măng của Công ty cũng bị co hẹp lại, bên cạnh đó sự ra đời của nhiều Nhà máy xi măng mới với nguồn vốn lưu động dồi dào, lãi suất vay vốn đầu tư thấp, công suất lớn nên có sức cạnh tranh mạnh.

+ Công ty đã thay đổi chiến lược thị trường, đưa sản phẩm tiêu thụ ra ngoài tỉnh, do đó chi phí tiêu thụ tăng lên (do cước phí vận chuyển tăng, chi phí đối với khách hàng cũng cùng tăng), vòng quay vốn lưu động giảm đã làm cho việc thực hiện lợi nhuận năm 2010 đạt thấp so với kế hoạch.

Ngoài các chỉ tiêu tài chính trên, để thấy rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty trong những năm vừa qua, ta có thể theo dõi trên số liệu bảng sau đây:

54

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,24 1,18 1,10 Hệ số thanh toán hiện thời 0,55 0,52 0,54

Hệ số thanh toán nhanh 0,37 0,29 0,30

Hệ số thanh toán tức thời 0,05 0,01 0,02 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1,07 0,68 0,47

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Hệ số nợ 0,81 0,85 0,91 Tỷ suất đầu tư 0,74 0,71 0,72 3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Số vòng quay toàn bộ vốn 0,87 0,96 1,00 4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Tỷ suất doanh lợi doanh thu 0,01 -0,04 -0,05 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn (ROA) 0,01 -0,04 -0,05 Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu 0,02 -0,25 -0,46

(Nguồn: báo cáo tài chính Công ty đã kiểm toán)

Qua bảng số liệu trên ta có thể đánh giá về tình hình tài chính của công ty thông qua các mặt sau:

* V kh năng thanh toán:

Qua bảng trên ta thấy: nhìn chung các khoản huy động bên ngoài của Công ty đều có tài sản đảm bảo (thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2010 là 1,24; năm 2011 là 1,18; năm 2012 là 1,1), mặc dù hệ số này có giảm đi qua các năm.

55 Tuy nhiên, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty còn thấp (thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2010 là 0,55, năm 2011 là 0,52, năm 2012 là 0,54), có thể nói hiện thời công ty không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Đó là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà Công ty có thể gặp phải trong việc trả nợ.

Những khó khăn trong việc trả nợ còn thể hiện rất rõ thông qua hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty cả 3 năm đều <1, điều này chứng tỏ Công ty không có khả năng thanh toán nhanh. Và gần như Công ty không có khả năng thanh toán tức thời (thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2010 là 0,05, năm 2011 và 2012 giảm xuống mức 0,01 và 0,02). Có thể nói, tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn do không có khả năng thanh toán. Trong thời gian tới, Công ty cần có biện pháp tích cực để cải thiện vấn đề này.

Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty cũng giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy việc sử dụng các khoản vốn vay của Công ty chưa có hiệu quả. Lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí lãi vay. Năm 2010, hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 1,07, nhưng đến năm 2011 hệ số này chỉ còn là 0,68, và tiếp tục giảm ở năm 2012 chỉ còn 0,47. Hệ số này phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ, khi Công ty không thể trả lãi khi nợ đến hạn.

* V cơ cu tài chính và tình hình đầu tư

Thông qua nhóm hệ số về cơ cấu tài chính ta thấy ở cả 3 năm đều có chung đặc điểm: trong một đồng vốn hiện nay Công ty đang sử dụng thì chủ yếu là từ vốn vay nợ (năm 2010 hệ số nợ là 0,81 tức là thì có đến 0,81đ vốn vay; và năm 2011 với 1đ vốn hiện Công ty sử dụng thì 0,85đ vốn là từ vay nợ, năm 2012 thì vay đến 0,91đ).

Hệ số nợ như vậy là quá cao và một lần nữa nó cho thấy những rủi ro tài chính tiềm ẩn của Công ty khi vốn vay sử dụng không hiệu quả.

56 Tình hình đầu tư qua các năm của Công ty đều dành phần lớn đầu tư cho tài sản cố định (năm 2010 tỷ suất đầu tư 0,74; năm 2011 là 0,71; năm 2012 là 0,72). Như vậy có thể thấy, trong cả 3 năm tổng tài sản dài hạn chiếm trên 70% tổng tài sản của Công ty. Tuy nhiên việc đầu tư này giảm dần qua các năm vì Công ty trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, vay nợ quá nhiều và kinh doanh thua lỗ.

* V hot động

Thông qua chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của Công ty tăng lên qua các năm.

Năm 2010: 1đ vốn kinh doanh bỏ ra, Công ty thu được 0,87đ doanh thu thuần. Năm 2011: 1đ vốn kinh doanh bỏ ra, Công ty thu được 0,96đ doanh thu thuần. Năm 2012: 1đ vốn kinh doanh bỏ ra, Công ty thu được 1đ doanh thu thuần. Mặc dù hệ số này tăng lên qua các năm, nhưng hệ số này còn quá thấp. Điều này cho ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của Công ty còn thấp. Công ty cần cải thiện tình hình này trong những năm tiếp theo.

* V kh năng sinh li:

Qua số liệu phân tích 3 năm và căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: hiệu quả kinh doanh của Công ty sụt giảm đáng kể, việc sử dụng vốn của Công ty không có khả năng sinh lời.

Năm 2010, hiệu quả kinh doanh của Công ty thể hiện trong 1đ doanh thu thuần có 0,01đ lợi nhuận sau thuế; 1 đ vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 0,01đ lợi nhuận sau thuế và 1đ vốn chủ sở hữu sử dụng thì tạo ra 0,02đ lợi nhuận sau thuế. Con số này là quá thấp, nó cho thấy gần như hoạt động kinh doanh của Công ty là không có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu so với năm 2011 và năm 2012, thì nó vẫn là dấu hiệu khả quan. Năm 2011 và 2012, Công ty kinh doanh thua lỗ, hoạt động kinh doanh đang đứng trước nhiều rủi ro lớn, trong các năm tiếp theo nếu

57 như không cải thiện được tình trạng này thì Công ty chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP xi măng và khoáng sản yên bái (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)