Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP xi măng và khoáng sản yên bái (Trang 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 02 tháng 9 năm 1980 với tên gọi ban đầu là Nhà máy Xi măng Yên Bái, trụ sở chính đặt tại tổ 16, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

34 Ngày 17/12/2003, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái có Quyết định số 376/QĐ- UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Doanh nghiệp nhà nước Nhà máy Xi măng Yên Bái thành Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái.

Ngày 01/01/2004 Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Ngày 17/12/2007 Công ty chính thức được đổi tên thành Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Ngày 21 tháng 4 năm 2008 Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội; ngày 20 tháng 5 năm 2008 là ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái (mã chứng khoán YBC) tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Tháng 3/2009 Công ty được UBCK Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng. Kết thúc đợt phát hành, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 22.108.800.000 đồng lên 48.374.300.000 đồng.

Trong quá trình phát triển, Công ty luôn chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao trình độ công nghệ.

Năm 1995, đầu tư mới một dây chuyền xi măng lò đứng công suất 60.000 tấn xi măng /năm thay thế cho sản xuất xi măng theo phương pháp thủ công trước đây.

Năm 2001, Công ty đã tận dung cơ hội, phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có đã đầu tư Nhà máy chế biến bột CaCO3 thay thế hàng nhập ngoại dùng làm phụ gia cho các ngành sản xuất: giấy, sơn, nhựa, cao su, hoá mỹ phẩm, bột giặt, nuôi trồng thuỷ sản, vật liệu trang trí trong xây dựng ... Giai đoạn 1 của dự án là đầu tư lắp đặt một dây chuyền nghiền siêu mịn bột CaCO3 theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu (Anivi, Tây Ban Nha) và 3 dây chuyền nghiền bột CaCO3 mịn theo công nghệ của Trung Quốc.

Năm 2002, Công ty tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 Nhà máy chế biến bột CaCO3 bằng việc lắp đặt thêm một dây chuyền nghiền siêu mịn bột CaCO3 công suất

35 10.000tấn/năm và một dây chuyền tráng phủ bột CaCO3 bằng axít béo dùng cho ngành công nghiệp Nhựa.

Song song với việc đầu tư mở rộng sản xuất Nhà máy chế biến CaCO3 năm 2001, 2002 Công ty cũng đã đầu tư mở rộng quy mô Nhà máy xi măng, lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng theo công nghệ Trung Quốc với công suất như dây chuyền trước, nâng tổng công suất Nhà máy xi măng lên 120.000 tấn/năm.

Năm 2003, tiếp tục đầu tư dây chuyền nghiền bột CaCO3 siêu mịn số 3 với thiết bị hiện đại của Cộng Hoà Liên Bang Đức. Sản phẩm sản xuất trên dây chuyền này không những đạt năng suất cao, chất luợng tốt mà còn đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng.

Tháng 4 năm 2005, Công ty tiếp tục đầu tư tiếp dây chuyền nghiền siêu mịn bột CaCO3 số 4 công nghệ của Cộng hoà liên bang Đức thế hệ mới. Toàn bộ dây chuyền mới này được điều khiển bởi hệ thống DCS tự động hoá hoàn toàn theo chương trình lôgic cùng với thiết bị phân ly hiện đại có khả năng sản xuất sản phẩm bột CaCO3 siêu mịn có kích cỡ hạt D50 ≤ 1,0 µm, D97 ≤ 5 µm đáp ứng yêu cầu để sản xuất các sản phẩm cao cấp cho các ngành công nghiệp.

Năm 2004, Công ty cũng đã đầu tư nâng công suất Nhà máy xi măng từ 120.000 tấn/năm lên 150.000 tấn/năm bằng việc cải tạo lò nung và lắp đặt thêm một dây chuyền nghiền liệu.

Năm 2005, theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 của Chính phủ, Công ty tiếp tục đầu tư dự án cải tạo chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng hiện có từ lò đứng sang lò quay với công suất 300.000 tấn Clinker/năm. Nhà máy xi măng lò quay đã cho ra những sản phẩm xi măng PCB30, PCB40, PC40, PC50 có chất lượng cao, thay thế hoàn toàn xi măng TW trong khu vực, tạo nên thế và lực mới cho Công ty.

36 Năm 2012, đầu tư mở rộng Nhà máy Chế biến bột CaCO3, bằng việc lắp đặt thêm 04 dây chuyền nghiền siêu mịn bột CaCO3 theo công nghệ mới của hãng ABB và 01 dây chuyền tráng phủ; với xuất đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ đầu năm 2013 cho đến nay, Công ty đang khẩn trương triển khai trương trình đầu tư mở rộng ngành chế biến bột CaCO3, tiếp tục đầu tư mở rộng khai thác đá trắng, đầu tư lắp đặt thêm 04 dây chuyền nghiền siêu mịn bột CaCO3 theo công nghệ mới của hãng ABB và 01 dây chuyền chế biến đá hạt.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những gần đây được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh Công ty trong 3 năm gần đây

TT Các tiêu chí ĐVT 2010 2011 2012 1 Doanh thu đ 302.108.104.683 335.981.858.028 363.431.739.636 2 Sản phẩm sản xuất Xi măng + Clinker tấn 323.982 307.082 287.182 Cacbonnat canxi tấn 86.159 101.378 103.097 3 Sản phẩm tiêu thụ Xi măng + Clinker tấn 327.640 306.605 287.477 Cacbonnat canxi tấn 87.106 101.957 102.990 4 Nộp thuế trđ 12.182 9.118 11.746 5 Lợi nhuận đ 1.766.442.305 -14.865.442.305 -19.704.509.853 6 Thu nhập bình quân của người lao động 1000 đ/ng/thg 3.990 3.854 4.000 7 Cổ tức %/vốnĐL 13

(Nguồn: báo cáo thường niên của công ty CP Xi Măng & Khoáng sản Yên Bái)

Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân và doanh thu bán hàng của công ty tăng dần qua các năm, năm 2011 doanh thu tăng 11,2% so với năm 2011, năm 2012 tăng 8,17% so với năm 2011. Mặc dù doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm rõ rệt. Năm 2010, doanh thu không cao nhưng doanh

37 nghiệp vẫn có lãi, đến năm 2011 và 2012, doanh thu có xu hướng tăng nhưng doanh nghiệp lại lỗ. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do giá các nguyên nhiên liệu đầu vào đều giữ ở mức cao trong khi đó giá bán không ổn định và thường xuyên phải điều chỉnh giảm theo giá bán trên thị trường. Giá thành sản phẩm cao nhưng giá bán xi măng không thể tăng tương ứng do tình trạng dư thừa xi măng. Trong năm 2012, Công ty đã điều chỉnh giá bán 4 lần, trong đó điều chỉnh tăng giá 2 lần trong thời gian ngắn và điều chỉnh giảm giá 2 lần trong thời gian dài. Bên cạnh đó, do sản lượng sản xuất thấp nên các chi phí như sửa chữa lớn, khấu hao, chi phí tài chính, các chi phí chung ... phân bổ cho 1 tấn sản phẩm tăng cao; dòng tiền về không đủ và không ổn định dẫn tới việc Công ty không thể chủ động về tài chính để thực hiện việc tiết giảm chi phí như: việc lựa chọn nhà cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu có chất lượng tốt, giá hợp lý nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP xi măng và khoáng sản yên bái (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)