Vận dụng lý thuyết ABC vào công tác phân tích khả năng sinh lợi theo khách hàng tại Việt Sin.
Ứng dụng hệ thống phần mềm Star Advanced vào công tác phân tích khả năng sinh lợi theo khách hàng.
3.2.1. Tổ chức thực hiện công tác lập dự toán tổng thể, định hướng tổ chức công tác CPA tại Việt Sin: CPA tại Việt Sin:
Tổ chức công tác CPA là việc làm hết sức ý nghĩa và cần thiết để có thể xác định đúng đắn thị phần mục tiêu chính yếu nhằm tập trung đầu tư phục vụ đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu, thực hiện thành công chiến lược cạnh tranh. Do đó, nhà quản trị cao nhất hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của CPA để có định hướng tổ chức công tác CPA tại Việt Sin là việc làm hết sức thiết thực.
Trước mắt, việc tổ chức thực hiện công tác lập dự toán tổng thể càng khoa học thì hiệu quả trong công tác quản trị hoạt động sản xuất - kinh doanh càng cao, việc phân tích so với kết quả thực hiện càng chính xác, và có giá trị.
Sở đồ 3.1: Sơ đồ dự toán tổng thể trong Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại - Sản Xuất Việt Sin được thực hiện như sau:
44
Dự toán tiêu thụ
Dự toán tồn kho cuối kỳ
Dự toán sản xuất Dự toán CPBH & QLDN
Dự toán chi phí
NVL trực tiếp nhân công trực tiếp Dự toán chi phí Dự toán chi phí Sản xuất chung
Dự toán vốn bằng tiền
Dự toán Báo cáo KQHĐKD Dự toán Bảng
CĐKT
Dự toán Báo cáo LCTT
45
Dự toán tiêu thụ:
Công tác lập dự toán tổng thể thường được bắt đầu bằng dự toán tiêu thụ sản phẩm. Dự toán tiêu thụ là chìa khoá của toàn bộ quá trình lập dự toán tổng thể bởi vì tất cả các dự toán khác trong dự toán tổng thể đều phụ thuộc vào dự toán này. Do đó, các nhà quản lý thường phải mất nhiều thời gian và công sức cho công tác lập dự toán tiêu thụ được chính xác.
Dự toán tiêu thụ bao gồm những thông tin về chủng loại, số lượng hàng bán, giá bán và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Trong dự toán tiêu thụ cần xem xét ảnh hưởng chi phí marketing đến hoạt động tiêu thụ tại doanh nghiệp.
Dự toán doanh thu = Dự toán sản phẩm tiêu thụ x Đơn giá bán theo dự toán. Dự toán tiêu thụ được lập chi tiết theo từng mã khách hàng. Như vậy, nó không những giúp Ban giám đốc trong việc tổ chức thực hiện mà còn cho phép đánh giá kết quả kinh doanh theo khách hàng. Khi tiến hành lập dự toán tiêu thụ cần căn cứ vào các cơ sở như sau:
- Hợp đồng kinh tế, phụ lục hợp đồng, đơn đặt hàng, các chính sách khuyến mãi, các chính sách giá cả sản phẩm, và các chính sách tín dụng đối với các khách hàng của doanh nghiệp.
- Tình hình tiêu thụ của kỳ trước, và tình hình tiêu thụ của cùng kỳ trong năm trước, cũng như tình hình biến động kinh doanh theo mùa vụ, theo tình hình kinh tế thị trường, xã hội, và chính trị.
- Xem xét, phân tích lợi thế cạnh tranh của đối thủ, và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp , cũng như xu hướng phát triển của ngành chế biến thực phẩm trong thời gian tới.
46
- Căn cứ vào chính sách kinh doanh và chính sách tín dụng dành cho từng đối tượng khách hàng để dự toán dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tránh tình trạng doanh số tiêu thụ rất cao nhưng công ty lại thu tiền vào rất thấp, có thể dẫn đến hiện tượng “doanh thu cao nhưng vẫn phá sản”. Điều này đòi hỏi kế toán công nợ cần có khả năng phân tích công nợ tốt, và đề ra được các giải pháp thu hồi công nợ thích hợp, hiệu quả.
Bảng 2: Dự toán tiêu thụ sản phẩm cá viên 500g (ST) theo khách hàng siêu thị Big C An Lạc.
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1.Số lượng sản phẩm tiêu thụ (gói)
300 400 500 2. Đơn giá
41,500 41,500 41,500 3. Doanh thu
12,450,000 16,600,000 20,750,000 Dựa trên dự toán tiêu thụ, lịch thu tiền dự kiến được lập.
Bảng 3: Dự kiến lịch thu tiền khách hàng Big C An Lạc.
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1. Doanh thu
12,450,000 16,600,000 20,750,000 2. Thu tiền trong tháng bán hàng = (1) x 0.5
6,225,000 8,300,000 10,375,000 3. Thu tiền sau 1 tháng bán hàng
14,000,000* 6,225,000 8,300,000 4. Tổng tiền thu được trong tháng
20,225,000 14,525,000 18,675,000 “*” là số tiền phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán
47
Các dự toán hoạt động:
- Dự toán sản xuất: Căn cứ vào dự toán tiêu thụ theo khách hàng, dự toán sản xuất được thiết lập, chỉ rõ số lượng sản phẩm cần phải sản xuất để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng.
Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ trước, và số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dự toán tiêu thụ.
Dự toán tồn kho cuối kỳ: là mức dự trữ tối thiểu cần thiết để phục vụ tiêu thụ cho thời kỳ sau thời kỳ dự toán. Dự trữ tồn kho cuối kỳ được dự tính nhiều hay ít thường phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất. Nhu cầu này có thể được xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau.
Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ là:
Số lượng sản phẩm Nhu cầu sản phẩm Số sản phẩm Số sản phẩm cần sản xuất = tồn kho + tiêu thụ - tồn đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ trong kỳ theo dự toán.
Khối lượng sản xuất dự toán
= Min {Khối lượng sản xuất yêu cầu, Khối lượng sản xuất theo khả năng}. Bảng 4. Dự toán sản xuất sản phẩm cá viên 500g (ST)
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1.Số lượng sản phẩm tiêu thụ (gói) 300 400 500 2. Số lượng TP tồn kho cuối kỳ 30 40 50 3. Tổng nhu cầu thành phẩm 330 440 550 4. Số lượng TP tồn kho đầu kỳ 100 150 200 5. Số lượng TP cần sản xuất 230 290 350
48
Dự toán chi phí sản xuất:
- Các dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT), dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung: được thiết lập căn cứ vào dự toán sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm.
Dự toán chi phí NVLTT phản ánh tất cả chi phí NVLTT cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thể hiện trên dự toán sản xuất. Theo đó, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm cá viên 500g (ST) căn cứ theo bảng đăng ký định mức sản phẩm của Việt Sin áp dụng từ năm 2010, đơn giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp đơn giá bình quân.
Dự toán lượng nguyên vật liệu (NVL) sử dụng
= Định mức tiêu hao NVL x Số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán. Dự toán chi phí NVLTT xuất dung cho sản xuất
= Dự toán lượng NVL sử dụng x Đơn giá xuất NVL. Bảng 5. Dự toán chi phí nguyên liệu chính Surimi A.
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1. Số lượng TP cần sản xuất 230 290 350 2. Định mức NVL (kg/sp) 0,18 0,18 0,18 3. Tổng lượng NVL dùng vào SX (kg) 41.4 52.2 63 4. Đơn giá NVL (1.000đ/kg) 43,5 43,5 43,5 5. Chi phí NVL TT (1.000đ) 1,801 2,271 2,741
Dự toán cung cấp NVL được lập theo từng loại NVL cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất trên cơ sở số lượng NVL dự toán cần thiết sử dụng, và chính sách dự trữ tồn kho theo công thức:
49
Số lượng Số lượng NVL Số lượng NVL Số lượng NVL nguyên vật liệu = sử dụng + tồn cuối kỳ - tồn thực tế mua vào theo dự toán theo dự toán đầu kỳ.
Số tiền cần thiết phải chuẩn bị để mua NVL được tính toán dựa vào việc dự báo đơn giá mua NVL và dự toán mua NVLTT được xây dựng.
Dự toán tiền mua NVLTT = Dự toán lượng NVL mua vào x Đơn giá NVL. Dự toán mua NVL còn tính đến thời điểm, và mức thanh toán tiền mua NVL căn cứ vào chính sách bán hàng của nhà cung cấp. Đây là cơ sở để lập dự toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.
Bảng 6. Dự toán cung ứng nguyên liệu chính Surimi A.
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1. Tổng lượng NVL dùng vào SX (kg) 41.4 52.2 63 2. Lượng NVL tồn cuối kỳ (kg) 5.22 6.3 170 3. Tổng nhu cầu về lượng NVL (kg) 46.62 58.5 233 4. Lượng NVL tồn đầu kỳ (kg) 15 25 35 5. Lượng NVL mua vào (kg) 31.62 33.5 198 6. Đơn giá NVL (1.000đ/kg) 43,5 43,5 43,5 7. Số tiền cần mua NVL (1.000đ) 1,375 1,457 8,613 8. Trả tiền mua vật liệu (1.000đ) 2,375 1,375 1,457
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): chi phí NCTT là biến phí trong mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất, đơn giá tiền lương được tính theo sản phẩm. Mục tiêu cơ bản của dự toán là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí hoặc bị động trong sử dụng lao động.
50
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1. Số lượng TP cần sản xuất (sp) 230 290 350 2. Định mức giờ công/sp (g/sp) 0,5 0,5 0,5 3. Tổng giờ công dùng vào SX (g) 115 145 175 4. Đơn giá giờ công (1.000đ/kg) 10 10 10 5. Chi phí NC TT (1.000đ) 1,150 1,450 1,750 6. Chi trả tiền lương cho công nhân (1.000đ) 1,150 1,450 1,750
Dự toán chi phí sản xuất chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất phát sinh trong phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm cả yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định, nên dự toán chi phí sản xuất chung phải tính đến cách ứng xử chi phí để xây dựng mức phí dự toán hợp lý trong kỳ.
Bảng 8. Dự toán chi phí sản xuất chung.
Chỉ tiêu Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 1. Tổng giờ công dùng vào SX 2,500 3,152 3,804 2. Biến phí SXC/ giờ công (1.000đ/g) 2 2 2 3. Tổng biến phí SXC (1.000đ) 5,000 6,304 7,609 4. Định phí sản xuất chung (1.000đ) 9,000 9,000 9,000 5. Tổng chi phí SXC (1.000đ) 14,000 15,304 16,609
- Giá vốn hàng bán dự toán được phản ánh tương ứng với khối lượng sản phẩm bán ra theo dự toán tiêu thụ. Giá vốn hàng bán thực chất là tổng giá thành của khối lượng sản phẩm (SP) tiêu thụ trong kỳ tính theo phương pháp giá toàn bộ.
Dự toán Giá thành SP Giá thành SP Giá thành SP giá vốn hàng = SX trong kỳ + tồn đầu kỳ - tồn cuối kỳ xuất bán theo dự toán theo dự toán thực tế.
51 Bảng 9. Dự toán giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 1. Chi phí NVL trực tiếp (1.000đ) 1,801 2,271 2,741 2. Chi phí NC trực tiếp (1.000đ) 1,150 1,450 1,750 3. Tổng chi phí SXC (1.000đ) 14,000 15,304 16,609 4. Tổng chi phí SX (tổng giá thành) 16,951 19,025 21,099 5. Số lượng sản phẩm sản xuất 230 290 350 6. Giá thành đơn vị 73.70 65.60 60.28 7. Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ 30 40 50 8. Giá thành sản phẩm tồn kho đầu kỳ 7,370 9,841 12,057 9.Giá thành sản phẩm tồn kho cuối kỳ 2,211 2,624 3,014 10. Giá vốn hàng bán 22,110 26,241 30,142 - Các dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: được thiết lập
căn cứ vào dự toán tiêu thụ theo khách hàng, và các dự toán này cũng có tác động đối với dự toán tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng.
Khi xây dựng dự toán chi phí bán hàng cần tính đến nội dung kinh tế của chi phí cũng như yếu tố biến đổi và yếu tố cố định trong thành phần chi phí. Dự toán định phí bán hàng
= Định phí bán hàng thực tế kỳ trước x Tỷ lệ % tăng (giảm) theo dự kiến. Dự toán biến phí bán hàng
= Dự toán biến phí đơn vị bán hàng x Sản lượng tiêu thụ theo dự toán.
Dự toán chi phí bán hàng phản ánh các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm dự tính của kỳ sau.
Tương tự như dự toán chi phí bán hàng, việc lập dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) dựa vào biến phí quản lý đơn vị nhân với sản lượng tiêu thụ dự kiến.
52
Số liệu từ dự toán này còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và báo cáo kết quả kinh doanh dự toán.
Định phí QLDN không thay đổi theo mức độ hoạt động. Các thay đổi của loại chi phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư thêm cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp. Lập dự toán này cần căn cứ vào dự báo các nội dung cụ thể của từng yếu tố chi phí để xác định chính xác định phí theo dự toán. - Dự toán vốn bằng tiền được thiết lập căn cứ vào các dự toán nêu trên. Dự
toán này là kế hoạch rất chi tiết, chỉ ra các khoản tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh sản phẩm, và các khoản tiền chi ra cho các hoạt động trong toàn doanh nghiệp.
Các dự toán báo cáo tài chính:
Các dự toán báo cáo KQHĐKD, bảng cân đối kế toán, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (gọi chung là các dự toán báo cáo tài chính). Các dự toán này trình bày kết quả tài chính của quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh trong toàn doanh nghiệp cho kỳ dự toán.