IV./ NHỮNG KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý ở các trường THCS (Trang 33)

Trong điều kiện chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở ngành Giáo dục hiện nay còn nhiều việc phải làm cùng một lúc. Vì thế, tôi có những kiến nghị, đề xuất sau đây:

1. Đối với nhà nước.

1.1 Chương trình giáo dục cần phải phù hợp đối với hai vùng: Thuận lợi và khó khăn vì hiện nay vùng núi người cán bộ lãnh đạo, quản lý đang đứng trước một thách thức lớn đối với chất lượng giáo dục.

1.2 Cơ sở cho dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.Vì vậy, cần phải được đầu tư thích đáng để người cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên sâu lĩnh vực chuyên môn của mình hơn nữa.

2. Đối với ngành giáo dục:

2.1 Có chính sách đồng bộ giữa sàng lọc đội ngũ và đào tạo một cách hợp lý, để đội ngũ cán bộ giáo viên yên tâm công tác, tuyển chọn được lực lượng giáo viên trẻ đáp ứng cho yêu cầu giáo dục.

2.2 Biên chế đội ngũ cần phải được bổ sung hợp lý, nhất là nhân viên hiện nay đang còn thiếu thư viện, thiết bị.

2.3 Cần có hình thức tổ chức thi cán bộ quản lý giáo dục giỏi ở các cấp để tuyển chọn, sàng lọc, khoảng 3 năm một lần.

2.4 Công tác Thanh tra giáo dục nên tách riêng độc lập với ngành giáo dục để khỏi “vừa đá bóng vừa thổi còi” làm chậm sự phát triển của giáo dục và thiếu tính khách quan.

KẾT LUẬN

Từ những vấn đề trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng: Nhân cách người lãnh đạo, quản lý nói chung và người lãnh đạo, quản lý trường học nói

riêng là những yếu tố có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng, nhất là trong tình hình hiện nay.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, trước hết cần đặc biệt coi trọng xây dựng hoàn thiện nhân cách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; Bởi vì họ là phần hồn của tổ chức. Công tác lãnh đạo, quản lý có trở thành nghệ thuật hay không, đều tuỳ thuộc vào người lãnh đạo, quản lý có đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, linh hoạt, biết xử lý mọi tình huống trong công tác và cuộc sống.

Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, GD - ĐT trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định tốc độ và quy mô của sự phát triển. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã xác định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD - ĐT là nhằm xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. GD - ĐT là yếu tố then chốt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sự nghiệp GD - ĐT của huyện Bố Trạch chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh của mình khi mà hệ thống trường được đảm bảo bằng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực, phẩm chất: Đạo đức, văn hóa, trình độ quản lý, tầm nhìn lý luận, khả năng tổ chức và phong cách điều hành tiến trình GD - ĐT thích hợp với từng trường THCS của hệ thống giáo dục.

Một khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường THCS có đủ các phẩm chất, năng lực nói trên sẽ có tác động vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng - hiệu quả đào tạo, góp phần đắc lực vào thực hiện chiến lược con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa vì sự giàu mạnh của đất nước và sự tiến bộ của con người.

Trên con đường hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi người Việt Nam, trước hết là người lãnh đạo, quản lý giáo dục bậc THCS ở Bố Trạch phải có ý thức giữ gìn và phát huy nhân cách của dân tộc Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - một nhân cách mẫu mực và giản dị, cao quý và gần

gũi, thân thiết..., một nhân cách đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.

Những yêu cầu về nhân cách của người lãnh đạo, quản lý là rất cần thiết và không phải một sớm, một chiều là người lãnh đạo, quản lý có ngay những phẩm chất nhân cách tốt đẹp ấy; mà chắc rằng bản thân người lãnh đạo, quản lý phải luôn rèn luyện, vươn lên hoàn thiện mình đáp ứng với yêu cầu Cách mạng trong giai đoạn mới.

Trong phạm vi tiểu luận này, bản thân người viết không mong tìm ra điều gì mới mẻ, mà chỉ hệ thống lại những yêu cầu cần có của người cán bộ lãnh đạo quản lý trường học trong mối liên hệ vận dụng vào địa phương huyện Bố Trạch. Với mục đích góp phần xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý của nghành giáo dục Bố Trạch ngày càng tốt hơn. Ngoài ra cũng mong muốn góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo và kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh nhà….

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý ở các trường THCS (Trang 33)