sẽ tìm được những người có phẩm chất, tài năng đủ sức đảm đương được trách nhiệm nặng nề đó.
3.2. Thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý. cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Văn kiện hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất...”, “Nội dung phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức, kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành”.
Đào tạo phải có chất lượng, tránh đào tạo tràn lan chạy theo bằng cấp. Quy trình đào tạo phải nghiêm ngặt - Giữa người học hệ chính quy và tại chức không có khoảng cách về nội dung, chương trình đào tạo.
Đào tạo phải gắn với quy hoạch cán bộ, chỉ có quy hoach mới có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn và nhiệm vụ khi được bổ nhiệm. Đào tạo bồi dưỡng gắn với quy hoạch tránh được tốn kém, lãng phí không cần thiết. Làm tốt công tác bồi dưỡng chính là làm tốt một phần công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.
Đào tạo bồi dưỡng phải gắn liền với thực tế: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của sự phát triển giáo dục
trên địa bàn, căn cứ vào tiêu chuẩn và chức danh của từng vị trí mà cán bộ đảm nhận. Đồng thời đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gắn liền với nhu cầu thực tế và đảm bảo học đi đôi với hành, đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu công tác thực tế, làm cái gì, học cái gì. Còn thiếu cái gì học cái đó, còn thiếu cái gì bổ sung thêm cái đó, hình thức và thời gian đào tạo phải gắn với chức vụ khác nhau, tránh học những điều không cần dùng tới.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có hiệu quả. Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, kịp thời cập nhật và nắm bắt những kinh nghiệm đào tạo phù hợp với tình hình địa phương cho lãnh đạo