Hoàn thiện phương thức, cơ chế nhận xét đánh giá và lựa chọn cán bộ quản lý trong các trường học.

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý ở các trường THCS (Trang 30)

Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đến năm 2020 phải quy hoạch cán bộ nguồn và kế hoạch thực hiện một bước đến năm 2010 trong đó đặc biệt xây dựng và thực hiện “chiến lược nhân tài trong quản lý đào tạo”.

3.3. Hoàn thiện phương thức, cơ chế nhận xét đánh giá và lựa chọn cán bộquản lý trong các trường học. quản lý trong các trường học.

Trước hết phải xác định chủ thể, người có quyền hạn, trách nhiệm lựa chọn cán bộ quản lý trong các trường học là ai. Trên cơ sở đó, thực hiện trách nhiệm truy cứu trách nhiệm liên đới về các hành vi và kết quả hoạt động của các cán bộ lãnh đạo này. Đây là vấn đề quan trọng vì trước khi nêu ra cơ chế, phương thức đánh giá lựa chọn cán bộ lãnh đạo thì phải xác định rõ ai là người sẽ thực hiện cơ chế đó.

Nhận xét đánh giá cán bộ là một việc làm thường xuyên hàng năm, nhằm đánh giá ưu khuyết điểm về phẩm chất năng lực và khả năng phát triển của cán bộ, trên cơ sở đó có kế hoạch quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ phải dựa trên cơ sở thực hiện nghiêm túc việc phê bình và tự phê bình; trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, thẳng thắn, không định kiến, kết luận phải dựa trên ý kiến đa số.

Nhận xét, đánh giá cán bộ là việc khó, do vậy phải gắn vào tiêu chuẩn chức danh của cán bộ, gắn vào công việc cụ thể, hoàn cảnh cụ thể và phải phân tích điều kiện, hoàn cảnh mà cán bộ đó hoạt động. Đánh giá phải căn cứ vào

mối quan hệ, thái độ đối với quần chúng và việc chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Đảng. Và cần xây dựng các tiêu chí đánh giá, thang đánh giá cho từng chức danh, từng cương vị cụ thể, trong đó tiêu chí quan trọng nhất là uy tín và hiệu quả công việc thực tế.

Một phần của tài liệu SKKN Xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo quản lý ở các trường THCS (Trang 30)