- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A/ KTBC: Thủ đô Hà Nội
Gọi hs lên bảng trả lời
- Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác? Đến nay HN được bao nhiêu tuổi?
- Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu? tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố? ) Nhận xét, cho điểm
B/ Ôn tập:
1) Hoạt động 1: Vị trí miền núi và trung du
- Chúng ta đã học những vùng nào về miền núi và trung du?
- Treo bảng đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
- Nhận xét
2) Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: (Phát phiếu học tập cho các nhóm )
- Gọi hs đọc nhiệm vụ thảo luận.
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày
- Từ những đặc điểm khác nhau về thiên nhiên ở 2 vùng đã dẫn đến khác nhau về con người và hoạt động sản xuất. Con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên như thế nào? Các em cùng tìm hiểu ở HĐ3
2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Còn có tên gọi là Thăng Long, đến nay đã được 1000 tuổi
- Khu phố cổ mang tên các nghề thủ công và buôn bán ở khu phố đó. Nhà cửa thấp mái ngói, kiến trúc cổ kính, đường phố nhỏ hẹp, yên tĩnh - Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan-xi-păng), trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt
- 4 hs lần lượt lên bảng chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và TP Đà Lạt.
- Chia nhóm nhận phiếu học tập - 1 hs đọc to y/c
- HS trong nhóm lần lượt trình bày (mỗi em trình bày 1 đặc điểm)
- Lắng nghe
Đặc điểm thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên
Địa hình Dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu
Vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
Khí hậu Ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi
Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
* Hoạt động 3: Con người và hoạt động
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bảng kiến thức sau (phát phiếu cho các nhóm) - Gọi HS lên dán kết quả và trình bày
- Gọi các nhóm khác bổ sung. - Kết luận phiếu đúng
- Gọi hs nhìn vào phiếu đọc lại bảng kiến thức vừa hoàn thành
Kết luận: Cả hai vùng đều có những đặc điểm
đặc trưng về thiên nhiên , con người, văn hóa và hoạt động sản xuất.
* Hoạt động 4: Vùng trung du Bắc Bộ và ĐBBB.
- Nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? - Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
1) ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên? 2) Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì? Địa hình của ĐBBB như thế nào?
3) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.
4) ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
5) Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB.
Kết luận: Rừng ở trung du Bắc Bộ cũng như
rừng ở trên cả nước cần phải được bảo vệ, không khai thác bừa bãi đồng thời tích cực trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập - Bài sau: Kiểm tra cuối học kì I. - Nhận xét tiết học
- Chia nhóm, nhận phiếu học tập
- Lần lượt 2 nhóm sẽ trình bày nhiệm vụ của nhóm mình (nhóm 1,2: dân tộc và trang phục, nhóm 3,4: Lễ hội ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, nhóm 5,6: Con người và hoạt động sản xuất ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên
- Nhiều hs nối tiếp nhau đọc kiến thức trong bảng
- Lắng nghe
- Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
- Trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, dừng hành vi phá rừng, khia thác gỗ bừa bãi.
1) ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
2) Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá bằng phẳng.
3) Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,... 4) Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. 5) + Cây trồng: ngô, khoai, đậu phộng, cây ăn quả
+ Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, vịt, gà, nuôi, đánh bắt cá
MÔN: LỊCH SỬ; Tiết 17; Tuần 17 TỰA BÀI: ÔN TẬP LỊCH SỬ I/ Mục tiêu :
Hệ thống những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối the61 kỉ XIII: Nước Văn Lang, Aâu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs trình bày
1) Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
2) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
3) Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? - Nhận xét, cho điểm
B/ Ôn tập:
Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn . - GV treo trục thời gian lên bảng và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938 . - GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
- GV nhận xét
* Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV
- Treo băng thời gian lên bảng.
- Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đó cô gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng.
- Gọi hs lên thực hiện
- Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi hs nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng.
- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng.
Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì? Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để TLCH trên.
- 3 hs lên bảng thực hiện
1) Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui. 2) Cả 3 lần xâm lược nước ta chúng đều thất bại, không dám xâm lược nước ta nữa.
3) Nước ta sạch bóng quân thù, độc lập được giữ vững
- HS hoạt động theo nhóm .
- Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận . HS lên bảng ghi lại các sự kiện tương ứng
Nhóm 1: Vẽ tranh về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
Nhóm 2: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Nhóm 3: Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
- Đại diện nhóm báo cáo - Lắng nghe
- Quan sát
- Suy nghĩ, nhớ lại bài
- Lần lượt lên bảng gắn nội dung sự kiện - 1 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe, thảo luận nhóm đôi .
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Cùng hs nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng. - Cùng hs nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 4: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.
- Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi hs đọc to trước lớp
- Cô sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs kể tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ - Bài sau: Kiểm tra cuối HKI
- Nhận xét
- 1 hs đọc to trước lớp:
+ Sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? xảy ra lúc nào? xảy ra ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc.
+ Nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà?
- HS lần lượt xung phong kể (có thể dùng thêm tranh, ảnh) về sự kiện, nhân vật lịch sử mà mình chọn.
* Em xin kể về Chiến thắng Chi Lăng xảy ra năm 1428 tại Ải Chi Lăng. + Khi quân địch đến, kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
+ Kị binh của giặc thấy vậy ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. + Khi kị binh giặc đang bì bõm lội qua đầm lầy thì loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết tại trận. + Quân bộ của địch cũng gặp phải mai phục của quân ta, lại nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ, bỏ chạy thoát thân. Thế là mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị tan vỡ.
Ngày soạn 17/12/2008 Người soạn
MÔN: KĨ THUẬT; Tiết 17; Tuần 17
TỰA BÀI: CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II/ Đồ dùng dạy- học :
- Mẫu thêu móc xích, một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích - Đồ dùng thực hành kĩ thuật dành cho GV