Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietinbank giai đoạn 2009-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (full) (Trang 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4.Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietinbank giai đoạn 2009-2012

a. S lượng th Vietinbank phát hành Bng 2.2. S lượng th NH đã phát hành trong năm ĐVT: thẻ Loại thẻ 2009 2010 2011 2012 Thẻ TDQT 11.550 138.381 110.684 156.150 Thẻ TDQT được kích hoạt 8.085 66.423 43.419 54.646 Thẻ ghi nợ quốc tế 0 0 14 42.301 Thẻ E-Partner 1.049.845 2.527.698 2.304.534 2.510.740 Thẻ E-Partner được kích hoạt 536.125 805.768 818.586 816.509 Tổng số thẻ 1.061.395 2.666.079 2.415.232 2.709.191

(Nguồn: Từ Trung tâm thẻ - NHTMCP Công Thương Việt Nam)

Tính đến nay, toàn thị trường có trên 40 ngân hàng tham gia phát hành thẻ, điều này là động lực cũng như tạo ra thách thức to lớn đối với Vietinbank khi muốn chiếm lĩnh thị trường. Theo số liệu quản lý của Hiệp hội thẻ ngân hàng, cho đến cuối năm 2010 vị trí dẫn đầu về phát hành thẻ vẫn thuộc về Agribank, nhưng đến cuối năm 2011 Vietinbank đã vươn lên thành ngân hàng chiếm thị phần dẫn đầu thị trường về tổng số lượng thẻ phát hành với trên 8.7 triệu thẻ (20,61% thị phần). Trong đó:

- Th ghi n ni địa

Thẻ ghi nợ nội địa (ATM) là sản phẩm thẻ chủ yếu của Vietinbank chiếm gần 93% tổng lượng thẻ phát hành của ngân hàng. Số liệu qua các năm cho thấy Vietinbank đã đầu tư các nguồn lực của mình cho việc phát hành thẻ ATM. Với điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Vietnam, song song đó Vietinbank luôn đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tiện ích sử dụng, nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn nên số lượng thẻ ghi nợ E-Partner liên tục tăng trong thời gian qua. Mặc dù số lượng liên tục tăng

qua các năm nhưng đến cuối 2011 đầu 2012, tốc độ tăng giảm dần, nguyên nhân là do thị trường kinh tế có nhiều biến đổi. Việc tăng số lượng thẻ là do ngân hàng đã tăng thêm nhiều giá trị gia tăng, đem lại sự hài lòng cao cho khách hàng.

- Th tín dng quc tế

Trước năm 2009 lĩnh vực thẻ tín dụng đối với Vietinbank là một lĩnh vực mới chưa có sự đầu tư đúng mức. Năm 2010 thẻ TDQT được triển khai rộng rãi và mạnh mẽ, đến cuối năm tổng số thẻ phát hành là 138.381 thẻ, tăng gấp nhiều lần so với 11.550 thẻ phát hành năm 2009, đây là kết quả của việc mở rộng đối tượng phát hành thẻ tín dụng đến nhân viên trong hệ thống và các khách hàng có tiền gửi tiết kiệm. Tháng 9 năm 2011 Vietinbank ký hợp đồng thành công với tổ chức thẻ JCB quốc tế và trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ra mắt sản phẩm Cremium JCB; nhờ những sự hỗ trợ từ tổ chức này mà số lượng thẻ phát hành của ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Đến 31/12/2012 tổng số thẻ tín dụng quốc tế phát hành đạt 425.715 thẻ. Hầu hết khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hiện nay đều là khách hàng truyền thống của Vietinbank nên chủ yếu phát hành bằng hình thức tín chấp hoặc khách hàng có ký quỹ 110% giá trị hạn mức tín dụng khi mở thẻ. Đây là sự nổ lực của toàn hệ thống, bên cạnh đó phải kể đến các yếu tố khách quan của nền kinh tế như: thẻ được nhiều người sử dụng biết đến, trình độ dân trí được nâng cao, Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới.

- Th ghi n quc tế

Mặc dù đi sau trong lĩnh vực thẻ ghi nợ quốc tế nhưng thấy được những tiện ích của sản phẩm như: phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng; thủ tục phát hành đơn giản, nhanh chóng hơn thẻ TDQT; khách hàng được chi tiêu trong nước như thẻ ATM, lại vừa có thẻ chi tiêu tại nước ngoài như thẻ tín dụng quốc tế nên trong năm 2011 chỉ phát hành được 14 thẻ thì đến năm

2012 con số tăng lên nhanh chóng tới 42.301 thẻ. Đây hứa hẹn là sản phẩm tiềm năng được chú trọng trong thời gian tới của Vietinbank vì ít rủi ro.

Tổng số lượng phát hành thẻ ATM và thẻ TDQT của Vietinbank là ước mơ của các ngân hàng khác. Tuy nhiên so với lượng thẻ phát hành hàng năm thì số lương thẻ được kích hoạt sử dụng là còn thấp cho thấy Vietinbank chú trọng đến số lượng phát hành mà chưa thực sự đến chất lượng thực sự. Đây có thể là nguy cơ rủi ro nếu trong thời gian đến Vietinbank chưa có biện pháp quan tâm đến thực trạng này.

b. S lượng máy ATM và POS ca Vietinbank

Bng 2.3. S lượng ATM, POS NH đã lp đặt trong năm

Loại thẻ ĐVT 2009 2010 2011 2012

1. ATM máy 1.047 1.217 1.550 1.530

2. POS máy 3.161 4.945 7.644 9.743

(Nguồn: Từ Trung tâm thẻ - NHTMCP Công Thương Việt Nam)

Xu thế chung của các ngân hàng cũng như của Vietinbank là qua các năm số lượng máy ATM có xu hướng tăng chậm lại. Điều đó phần nào cho thấy Vietinbank đang cơ cấu lại mảng hoạt động thẻ, trong đó tiết giảm đầu tư cho phát triển mạng lưới ATM do chi phí cho hạ tầng, vận hành, bảo vệ máy ATM ngày càng tăng, trong khi các khoản thu từ dịch vụ ATM hiện nay không đáng kể. Ngoài ra, Vietinbank đang xắp xếp lại hệ thống máy ATM theo hướng rút bớt máy ở những điểm không hiệu quả để tập trung vào phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên thẻ. Tuy nhiên Vietinbank vẫn nằm trong top các ngân hàng chiếm thị phần cao trong ngành. Song song với việc số lượng máy ATM tăng vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chất lượng hoạt động chưa tốt, máy thường hay báo lỗi, các dịch vụ tiện ích được triển khai nhưng khách hàng còn ngại sử dụng, hiện tượng xếp hàng chờ rút tiền vẫn xảy ra thường xuyên tại các máy ATM ở các tụ điểm trung tâm, đặc biệt là

trong những ngày lễ.

Thực hiện định hướng của chính phủ và NHNN về đẩy mạnh thanh toán không dúng tiền mặt, đồng thời nhằm chuyển hướng từ mở rộng mạng lưới ATM vốn chưa mang lại hiệu quả kinh doanh, trong các năm gần đây, Vietinbank đã chuyển sang tập trung mở rọng mạng lưới POS, tạo cơ sở để thúc đẩy doanh thu từ thanh toán thẻ. Năm 2012, tuy việc mở rộng mạng lưới POS vẫn gặp nhiều khó khăn trở ngại do thói quen dùng tiền mặt chi tiêu của người dân vẫn rất cao, tinh thần hợp tác của các ĐVCNT còn thấp và việc cạnh tranh không lành mạnh bằng việc giảm, miễn phí chiết khấu ĐVCNT, nhưng tổng số POS của Vietinbank tính đến 31/12/2012 vẫn tăng mạnh, đạt gần 9.743 máy, chiến thị phần lớn thứ 2 trong cả hệ thống. Tuy số lượng POS tăng nhưng chưa thật sự phát huy hết tác dụng, chủ yếu do ngại phí chiết khấu nên một số ĐVCNT để máy ở góc khuất, gợi ý và ưu tiên cho khách trả tiền mặt hoặc thu phụ phí của khách hàng, làm hạn chế thanh toán bằng thẻ. Thêm vào đó trình độ nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp của nhân viên tại các ĐVCNT còn hạn chế. Có nhiều ĐVCNT trong thời gian qua đã bị rủi ro do không tuân thủ đúng qui trình nghiệp vụ, do trình độ chuyên môn kém.

c. Doanh s thanh toán th ca Vietinbank

Bng 2.4. Doanh s thanh toán giai đon 2009-2012

Loại thẻ ĐVT 2009 2010 2011 2012

1. Thẻ TDQT Triệu USD 58,05 258,1 463,8 695,7 2. Thẻ E-Partner Tỷ đồng 121.124 168.900 228.000 418.000

(Nguồn: Từ Trung tâm thẻ - NHTMCP Công Thương Việt Nam)

Doanh số thanh toán thẻ TDQT tăng lên theo các năm, năm 2010 doanh số đạt 258,1 triệu USD tăng tới 200,05 triệu USD tương ứng với tỷ lệ 257,1% so với năm 2009; năm 2011 lại tăng 205,7 triệu USD hơn năm 2010; tới 2012, con số lên tới 811,6 triệu USD, tăng thêm là 231,9 triệu USD tương ứng tỷ lệ

150% so với năm 2011. Nhìn chung, dịch vụ này của ngân hàng đang phát triển với tốc độ cao,

tuy nhiên với tốc độ phát hành thẻ ồ ạt nhưng doanh số thanh toán còn ít, chưa

tương xứng với số lượng thẻ hiện có, do đó ngân hàng nên chú trọng hơn nữa để phát triển sản phẩm này cả về số lượng lẫn chất lượng bởi vì đây là sản

phẩm đem lại thu nhập cao cho ngân hàng. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do tình hình chung của nền kinh tế, lạm phát xảy ra, chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước thay đổi đột ngột làm nhiều người hạn chế tiêu dùng, du lịch. Mặt khác cũng do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho khách du lịch giảm và chi tiêu tiết kiệm khi đi du lịch. Cùng với việc gia tăng thêm các tiện ích như chuyển khoản, chuyển

tiền điện, mua vé tàu, nộp tiền vào NSNN…tại hệ thống máy ATM thì số lượng thẻ phát hành cũng tăng, dẫn đến doanh số thanh toán thẻ tăng nhanh qua các năm. Doanh số thanh toán thẻ E-Partner tăng trong giai đoạn 2009- 2012, cụ thể so với năm trước liền kề là139%; 134%; 183%. Đặc biệt năm 2012 doanh số thanh toán đạt 418.000 tỷ đồng, tăng 190.000 tỷ đồng so với năm 2011. Điều này khẳng định thương hiệu thẻ VietinBank trên thị trường, khách hàng đã quen dần việc sử dụng các tiện ích thẻ như thanh toán hàng hóa, chuyển khoản. Nhiều dịch vụ mới, chương trình khuyến mại đã phát huy tác dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (full) (Trang 51)