Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (full) (Trang 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1.Các nhân tố chủ quan

a. Nhn thc ca lãnh đạo ngân hàng

Nhận thức của lãnh đạo ngân hàng về rủi ro và quản trị rủi ro trong các hoạt động kinh doanh thẻ là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả quản trị rủi ro. Bởi vì trên cơ sở có một hiểu biết đầy đủ về các vấn đề liên quan, lãnh đạo ngân hàng mới có thể dành các nguồn lực cần thiết cho quá trình quản trị rủi ro trong điều kiện các nguồn lực phải bị căng kéo cho các nhu cầu kinh doanh khác nhâu. Thiếu sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo, hoạt động quản trị rủi ro sẽ thiếu các phương tiện cần thiết. Ngoài ra, lãnh đạo ngân hàng có vai trò quyết định trong toàn bộ các chức năng: hoạch định, tổ chức, động viên và kiểm soát của quá trình quản trị rủi ro.

Mặt khác, nhận thức của lãnh đạo ngân hàng sẽ là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến nhận thức của toàn bộ các quản trị viên các cấp và các nhân viên ngân hàng về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.

b. H thng công ngh ngân hàng

Thẻ là một sản phẩm gắn liền với công nghệ kỹ thuật hiện đại. Việc lựa chọn hệ thống công nghệ của từng ngân hàng phải phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó. Các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ cần phải đầu tư một hệ thống công nghệ kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm: hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lý hoạt động sử dụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quốc tế.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như: máy in thẻ, máy cà tay, máy thanh toán thẻ tự động, máy giao dịch tự động, máy cấp phép thanh toán thẻ, các thiết bị khác kết nối hệ thống, các thiết bị đầu cuối. Hệ thống này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao, bởi vì giao dịch thẻ được xử lý nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào tính đồng bộ, khả năng và tốc độ xử lý của toàn hệ thống.

c. Cht lượng công tác thm định khách hàng, chn la ĐVCNT

Thẩm định khách hàng trong kinh doanh thẻ là việc ngân hàng phân tích đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng để quyết định đồng ý hay từ chối phát hành thẻ cho khách hàng, làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng. Như đã khẳng định ở trên, đồng ý phát hành thẻ tín dụng tức là ngân hàng chấp nhận cho khách hàng vay. Chất lượng công tác thẩm định cao tức là ngân hàng đã lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt, từ chối những khách hàng có ý định lừa đảo, hạn chế được rủi ro chủ thẻ không thanh toán nợ cho khách hàng lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Ngược lại khi công tác này làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của ngân hàng

Công tác thẩm định, chọn lựa ĐVCNT trong hoạt động kinh doanh thẻ là việc ngân hàng phân tích đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín của đơn vị kinh doanh, cung ứng dịch vụ hàng hóa để quyết định đồng ý cho đơn vị này làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ cũng là ngân hàng đồng ý tạm ứng thanh toán trước cho đơn vị khi khách hàng chưa trả tiền cho hàng hóa, dịch vụ mua được. Nếu ngân hàng coi nhẹ công tác này tức là ngân hàng sẽ đặt mình đối mặt với những gian lận, lừa đảo chiếm dụng vốn của ĐVCNT.

d. Nhân lc

thành công hay thất bại trong tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ thẻ là những người trực tiếp hàng ngày tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thẻ, với những hành vi lừa đảo trong lĩnh vực thẻ. Kinh nghiệm, ý thức cảnh giác, tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thẻ của đội ngũ cán bộ thẻ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, những tổn thất cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Mặt khác là những người trực tiếp làm thẻ, hiểu biết về thẻ nên những giả mạo thẻ do cán bộ thẻ gây ra lại là những giả mạo tinh vi nhất, khó phát hiện nhất và cũng gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, đạo đức, kinh nghiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ thẻ có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.

e. Ngun lc tài chính

Nguồn lực tài chính nói ở đây là năng lực của ngân hàng về vốn chủ sở hữu; về khả năng huy động vốn, tìm kiếm nguồn tài trợ cho các nhu cầu kinh doanh, về khả năng đap ứng các hệ số an toàn, chịu đựng các rủi ro tài chính, khả năng thanh khoản…

Xét riêng đối với hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ, nguồn lực tài chính của ngân hàng có những tác động quan trọng biểu hiện ở những điểm sau:

- Nguồn lực tài chính đảm bảo khả năng trang bị công nghệ mới, hiện đại, thay thế những công nghệ lạc hậu, bảo đảm thích ứng với những biến đổi mau chóng của công nghệ, tăng cường khả năng làm chủ công nghệ của ngân hàng, bằng các đó, tạo điều kiện tốt hơn cho những yêu cầu về nâng cấp hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh thẻ của ngân hàng. Ngược lại, một ngân hàng có năng lực tài chính yếu sẽ khó có khả năng thích ứng kịp với những thay đổi công nghệ, không đủ sức để nâng cấp khả năng an ninh, bảo mật của hệ thống và vì vậy gây khó khăn cho công tác quản trị rủi ro.

- Nguồn lực tài chính cho phép các ngân hàng nâng cấp các hoạt động nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Chỉ trên cơ sở có năng lực nguốn vốn, ngân hàng mới có khả năng phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động quản trị rủi ro một cách thích đáng. Đặc biệt khi rủi ro phát sinh, năng lực tài chính tốt cho phép các ngân hàng đủ khả năng tài trợ cho những tổn thất, duy trì hoạt động bình thường. Ngược lại, ngân hàng sẽ bị động trước những tổn thất lớn do không đủ sức tài trợ kịp thời cho các tổn thất, gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá tình kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (full) (Trang 37)