GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK VÀ TRUNG TÂM THẺ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (full) (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK VÀ TRUNG TÂM THẺ

2.1.1. Giới thiệu về VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng. Qua 25 năm xây dựng và phát triển, Vietinbank luôn tiên phong trong cơ chế thị trường, khẳng định vị trí là một trong những ngân hàng thương mại lớn, chủ lực, hàng đầu tại Việt Nam.

* Mạng lưới hoạt động:

Trên thị trường tài chính Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được biết đến là một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam và dần dần vươn ra ngoài nước. Hiện nay Vietinbank có một trụ sở chính, hai văn phòng đại diện, một sở giao dịch, 160 chi nhánh, trên 1.000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm, 1.829 máy rút tiền tự động (ATM), 3 đơn vị sự nghiệp là: Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ và Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là chủ sở hữu các công ty: Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và Công ty TNHH MTV Công đoàn.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là đồng sáng lập và là cổ đông chính trong INDOVINA Bank và Công ty chuyển mạch tài chính quốc

gia Việt Nam (Banknet), liên doanh mở Công ty Bảo hiểm nhân thọ Aviva. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

* Các sản phẩm dịch vụ tài chính của Vietinbank

Dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính,….

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2010-2012

Khi nhắc đến thương hiệu “Vietinbank”, nhiều người thường nghỉ ngay đến khối các ngân hàng hàng đứng đầu trong hệ thống, không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà dần hội nhập với thị trường tài chính ngân hàng quốc tế; đó là thành quả của quá trình hoạt động không ngừng nghỉ trong gần 25 năm.

Bng 2.1. Các ch s tài chính ch yếu ca Vietinbank giai đon 2009-2012 ĐVT: tỷ đồng 2010 so với 2009 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng tài sản 243.785 367.712 460.421 503.530 123.927 +50,83 92.709 +25,21 43.109 9,36 Cho vay đầu tư, kinh doanh 163.170 234.205 293.434 333.356 71.035 +43,53 59.229 +25,29 39.922 13,61 Nguồn vốn huy động 220.591 339.699 420.212 460.082 119.108 +53,99 80.513 +23,70 39.870 9,49 Vốn chủ sở hữu 11.252 15.172 20.230 26.218 3.920 +34,84 5.058 +33,34 5.988 29,60 Lợi nhuận trước thuế 3.373 4.638 8.392 8.168 1.265 +37,50 3.754 +80,94 -224 -2,67 ROA 1,54% 1.5% 2,03% 1,7% -0,04% -2,60 0,53 % +35,33 -0,33 -16,26 ROE 20,6% 22.1% 26,74% 19,9% 1,5% +7,28 4,64% +20,99 -6,84 -25,58 Tỷ lệ nợ xấu 0,61% 0,33% 0,75% 1,46% -0,28% -45,90 0,42% +127,2 0,71 94,67 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 6,83% 13,47% 10,57% 10,33% 6,64% +97,22 6,53 % +48,48 -0,24 -2,27

(Nguồn: Từ NHTMCP Công Thương Việt Nam)

Số liệu bảng 2.1 cho thấy các chỉ tiêu tài chính của Vietinbank luôn tăng qua các năm. Cụ thể:

* Tổng tài sản: Tổng tài sản tăng gấp mấy trăm lần so với ngày đầu thành lập, đạt 503.530 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 30%, điều này biểu hiện sự gia tăng về kết quả kinh doanh. Năm 2012 tổng tài sản là 503.530 tỷ đồng, tăng 43.109 tỷ đồng tương đương 9,36% so với năm 2011. Nguyên nhân tổng tài sản tăng do huy động vốn và dư nợ cho vay đều tăng trưởng tốt. Tổng tài sản có của Vietinbank tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng, và là một trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô

tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thương hiệu và uy tín của Vietinbank trên thị trường trong và ngoài nước tiếp tục được khẳng định.

* Cho vay, đầu tư kinh doanh: Cho vay nền kinh tế là hoạt động chủ yếu của Vietinbank. Về số tuyệt đối thì tổng cho vay và đầu tư trong các năm qua liên tục tăng, nhưng với tốc độ tăng giảm dần. Cụ thể tăng so với năm trước liền kề của năm 2010 là 43,53%, năm 2011 là 25,29% và năm 2012 là 13,61%. Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong vòng 6 tháng đầu năm). Với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình tín dụng mục tiêu như: cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, cho vay khách hàng cá nhân, tăng cường tìm kiếm và tiếp thị khách hàng,… tổng dư nợ cho vay đến 31/12/12 đạt 333.356 tỷ đồng, tăng 39.922 tỷ đồng so với năm 2011, đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng. Tuy nhiên cũng cần thừa nhận sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu qua các năm do tình hình kinh tế gặp khó khăn. Đến cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1.46% trên tổng dư nợ, tăng lên 0,71% so với năm 2011.. Như vậy có thể khẳng định rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong bốn năm vừa qua đã có sự gia tăng, đó là kết quả rất tốt mà ngân hàng đã đạt được. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

* Huy động vốn: Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank luôn tăng qua các năm. Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn

8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà Vietinbank phải vượt qua. Bằng nhiều biện pháp quyết liệt và tích cực tính đến cuối 2012, tổng nguồn vốn huy động là 460.082 tỷ đồng, tăng 39.870 tỷ đồng, tương đương 9,49% so với năm 2011. Trung bình giai đoạn 2009-2012 tăng 29% được đóng góp chủ yếu bởi sự tăng trưởng của tiền gửi khách hàng và nguồn vốn ủy thác của các tổ chức khác. Bên cạnh đó, Vietinbank là ngân hàng dẫn đầu trong việc khai thác các nguồn vốn quốc tế. Tổ chức xuất bản tin tức tài chính – ngân hàng uy tín hàng đầu châu Á (FinanceAsia) đã bình chọn Vietinbank là ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam. Có kết quả này là do Vietinbank đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến của thị trường; tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế…); khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt; đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, … đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu mới.

* Vốn chủ sở hữu: Vietinbank là ngân hàng thương mại 80% vốn thuộc sở hữu nhà nước, nên vốn chủ sở hữu hình thành từ vốn nhà nước giao (vốn điều lệ) và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được cải thiện đáng kể. Tính đến cuối 2012, vốn chủ sở hữu là 26.218 tỷ đồng, so với năm 2011 tăng 29,6%, hệ số an toàn vốn hợp nhất đạt 10,33% (cao hơn nhiều so với quy định 9% của NHNN). Cũng trong những tháng cuối năm 2012, Vietinbank đã ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với Bank of Tokyo-Mitsubishi, là ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và đứng thứ ba thế giới, đánh dấu bước phát triển vượt bậc, nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của Vietinbank lên tàm cao mới, phát triển nhanh, mạnh,

chủ động hội nhập Quốc tế. Ngay sau sự kiện trên, S&P đã xếp hạng tín nhiệm của Vietinbank với mức tiển vọng “tích cực”.

* Lợi nhuận trước thuế: Từ năm 2009 lợi nhuận trước thuế của Vietinbank luôn tăng, đặc biệt năm 2011 đạt 8.392 tỷ đồng, tăng 80,94% so với năm 2010. Năm 2010 đạt 4.638 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng 1.265 tỷ đồng, tương đương 37,5%. Mặc dù năm 2012 được dự đoán là năm khó khăn chung của nền kinh tế song Vietinbank cũng đạt được 8.168 tỷ đồng, nằm trong top các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ngành. Lợi nhuận tăng nhờ vào việc thu thuần từ lãi tăng, thu được nợ đã xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các khoản phí dịch vụ. Điều này cho thấy với khả năng quản lý nhạy bén và kiểm soát phòng ngừa rủi ro tốt đã mang lại kết quả cao trong bối cảnh nhiều bất lợi của ngành ngân hàng.

2.1.3. Giới thiệu về trung tâm thẻ NHCT VN

Trung tâm thẻ NHCT VN trực thuộc trụ sở chính tại Hà Nội, được thành lập theo quyết định của tổng giám đốc NHCT VN, bao gồm các bộ phận kỹ thuật và nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm tổ chức phát hành, thanh toán và quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống.

* Nhiệm vụ chính của trung tâm thẻ NHCT VN là:

- Nghiên cứu, phân tích thị trường và khả năng nguồn lực của NHCT VN để xây dựng chính sách, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng qui trình vận hành về hoạt động kinh doanh thẻ trong toàn hệ thống NHCT VN.

- Kiểm soát, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ.

- Quản lý và vận hành hệ thống máy móc thiết bị liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ. Xây dựng qui chế và phối hợp với các đối tác, chi nhánh

trong việc xử lý những trục trặc, hỏng hóc,… để đảm bảo tính liên tục của hệ thống.

- Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thẻ cho các cán bộ thẻ tại các chi nhánh. Tổng hợp các báo cáo về hoạt động kinh doanh thẻ của toàn hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mô hình hoạt động của trung tâm thẻ NHCT VN

Trung tâm thẻ NHCTVN trực thuộc NHCT VN, thực hiện quản lý tập trung tại trung ương thông qua các phòng nghiệp vụ. Giám đốc trung tâm thẻ chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động thẻ. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, dưới sự điều hành của phó giám đốc trực tiếp, các phòng thực hiện nghiệp vụ quản lý và hướng dẫn bộ phận thẻ tại chi nhánh. Mô hình hoạt động được tóm tắt qua sơ đồ sau:

2.1.4. Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietinbank giai đoạn 2009-2012 a. S lượng th Vietinbank phát hành a. S lượng th Vietinbank phát hành Bng 2.2. S lượng th NH đã phát hành trong năm ĐVT: thẻ Loại thẻ 2009 2010 2011 2012 Thẻ TDQT 11.550 138.381 110.684 156.150 Thẻ TDQT được kích hoạt 8.085 66.423 43.419 54.646 Thẻ ghi nợ quốc tế 0 0 14 42.301 Thẻ E-Partner 1.049.845 2.527.698 2.304.534 2.510.740 Thẻ E-Partner được kích hoạt 536.125 805.768 818.586 816.509 Tổng số thẻ 1.061.395 2.666.079 2.415.232 2.709.191

(Nguồn: Từ Trung tâm thẻ - NHTMCP Công Thương Việt Nam)

Tính đến nay, toàn thị trường có trên 40 ngân hàng tham gia phát hành thẻ, điều này là động lực cũng như tạo ra thách thức to lớn đối với Vietinbank khi muốn chiếm lĩnh thị trường. Theo số liệu quản lý của Hiệp hội thẻ ngân hàng, cho đến cuối năm 2010 vị trí dẫn đầu về phát hành thẻ vẫn thuộc về Agribank, nhưng đến cuối năm 2011 Vietinbank đã vươn lên thành ngân hàng chiếm thị phần dẫn đầu thị trường về tổng số lượng thẻ phát hành với trên 8.7 triệu thẻ (20,61% thị phần). Trong đó:

- Th ghi n ni địa

Thẻ ghi nợ nội địa (ATM) là sản phẩm thẻ chủ yếu của Vietinbank chiếm gần 93% tổng lượng thẻ phát hành của ngân hàng. Số liệu qua các năm cho thấy Vietinbank đã đầu tư các nguồn lực của mình cho việc phát hành thẻ ATM. Với điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Vietnam, song song đó Vietinbank luôn đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tiện ích sử dụng, nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn nên số lượng thẻ ghi nợ E-Partner liên tục tăng trong thời gian qua. Mặc dù số lượng liên tục tăng

qua các năm nhưng đến cuối 2011 đầu 2012, tốc độ tăng giảm dần, nguyên nhân là do thị trường kinh tế có nhiều biến đổi. Việc tăng số lượng thẻ là do ngân hàng đã tăng thêm nhiều giá trị gia tăng, đem lại sự hài lòng cao cho khách hàng.

- Th tín dng quc tế

Trước năm 2009 lĩnh vực thẻ tín dụng đối với Vietinbank là một lĩnh vực mới chưa có sự đầu tư đúng mức. Năm 2010 thẻ TDQT được triển khai rộng rãi và mạnh mẽ, đến cuối năm tổng số thẻ phát hành là 138.381 thẻ, tăng gấp nhiều lần so với 11.550 thẻ phát hành năm 2009, đây là kết quả của việc mở rộng đối tượng phát hành thẻ tín dụng đến nhân viên trong hệ thống và các khách hàng có tiền gửi tiết kiệm. Tháng 9 năm 2011 Vietinbank ký hợp đồng thành công với tổ chức thẻ JCB quốc tế và trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ra mắt sản phẩm Cremium JCB; nhờ những sự hỗ trợ từ tổ chức này mà số lượng thẻ phát hành của ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Đến 31/12/2012 tổng số thẻ tín dụng quốc tế phát hành đạt 425.715 thẻ. Hầu hết khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hiện nay đều là khách hàng truyền thống của Vietinbank nên chủ yếu phát hành bằng hình thức tín chấp hoặc khách hàng có ký quỹ 110% giá trị hạn mức tín dụng khi mở thẻ. Đây là sự nổ lực của toàn hệ thống, bên cạnh đó phải kể đến các yếu tố khách quan của nền kinh tế như: thẻ được nhiều người sử dụng biết đến, trình độ dân trí được nâng cao, Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới.

- Th ghi n quc tế

Mặc dù đi sau trong lĩnh vực thẻ ghi nợ quốc tế nhưng thấy được những tiện ích của sản phẩm như: phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng; thủ tục phát hành đơn giản, nhanh chóng hơn thẻ TDQT; khách hàng được chi tiêu trong nước như thẻ ATM, lại vừa có thẻ chi tiêu tại nước ngoài như thẻ tín dụng quốc tế nên trong năm 2011 chỉ phát hành được 14 thẻ thì đến năm

2012 con số tăng lên nhanh chóng tới 42.301 thẻ. Đây hứa hẹn là sản phẩm tiềm năng được chú trọng trong thời gian tới của Vietinbank vì ít rủi ro.

Tổng số lượng phát hành thẻ ATM và thẻ TDQT của Vietinbank là ước mơ của các ngân hàng khác. Tuy nhiên so với lượng thẻ phát hành hàng năm thì số lương thẻ được kích hoạt sử dụng là còn thấp cho thấy Vietinbank chú trọng đến số lượng phát hành mà chưa thực sự đến chất lượng thực sự. Đây có thể là nguy cơ rủi ro nếu trong thời gian đến Vietinbank chưa có biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (full) (Trang 44)