Sử dụng linh hoạt và hợp lý các điều khoản của Incoterms

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 73)

3. Một số đề xuất kiến nghị trong việc áp dụng Incoterms trong hoạt động

3.2.2Sử dụng linh hoạt và hợp lý các điều khoản của Incoterms

Bởi đặc thù của Incoterm là có nhiều phiên bản do vậy các bên tham gia hợp đồng phải nắm bắt và sử dụng một cách linh hoạt các điều khoản của Incoterms. Việc sử dụng linh hoạt được thể hiện như sau:

Các bên tự do lựa chọn các điều kiện thương mại trong các phiên bản Incoterms để áp dụng phù hợp với điều kiện của các bên.

Incoterms có nhiều phiên bản và các phiên bản không bị phủ định lẫn nhau. Do vậy khi áp dụng doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn các điều

74

kiện ở phiên bản để áp dụng phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Đây cũng chính là sự khác biệt giữa Incoterms với nhiều tập quán thương mại khác. Điều này được lý giải là do không như các nguyên tắc trong lĩnh vực thanh toán phụ thuộc nhiểu vào hệ thống trung gian thanh toán có quy trình nghiệp vụ phức tạp và chặt chẽ như các tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng việc áp dụng Incoterms khá phổ biến và tự do, không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào. Hơn nữa, Incoterms là tập quán thương mại giữa các thương nhân, là ngôn ngữ giữa các thương nhân trong lĩnh vực vận tải giao nhận, chính vì vậy các bên có thể tùy chọn phiên bản Incoterms phù hợp nhất với ý chí của các bên. Thực tế phiên bản Incoterms cũ không lạc hậu bởi các phiên bản này vẫn phù hợp với những thức thức vận tải truyền thống và tập quán, thói quen của nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Phiên bản Incoterms mới ra đời nhằm mục đích hợp lý hóa những nguyên tắc, quy định của Incoterms để phù hợp với thực tiễn thương mại và vận tải trên thế giới. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới vẫn áp dụng các phương thức vận tải thuộc Incoterms 2000 trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Do vậy, việc am hiểu về Incoterms để lựa chọn cho mình các điều kiện thương mại có lợi nhất là một yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp cần phải nắm vững. Ví dụ, nếu hàng hóa chuyên chở bằng container nên lựa chọn FAC thay vì FOB, CPT thay vì CFR vì doanh nghiệp thường xuyên bán giá FOB và hàng là container vận tải bằng đường biển nên việc chuyển sang bán giá FCA sẽ chuyển rủi ro nhanh hơn. Lúc này doanh nghiệp bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua gửi đến là đã hết trách nhiệm, có điều kiện thuận lợi để nhanh lấy được vận đơn phục vụ cho việc thanh toán.

Các bên có thể thay đổi các nội dung trong điều kiện thương mại.

Quyền và nghĩa vụ của các bên được đưa ra cụ thể trong Incoterm các quy định đối xứng A-B. Tuy nhiên, các bên vẫn có thể tùy ý thay đổi các điều

75

khoản về quyền và nghĩa vụ trong các điều kiện sao cho phù hợp với thực tế thương mại và tập quán thương mại. Việc thay đổi và thỏa thuận lại các quyền và nghĩa vụ không nên quá nhiều bởi có thể dẫn tới sự chuyển hòa từ điều kiện thương mại này sang điều kiện thương mại khác. ICC cũng đã lưu ý việc này trong Incoterms 2010. Trong phần dẫn nhập các điều kiện EXW và FCA, ICC lưu ý rằng:

Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này, nếu người bán xếp hàng thì người bán làm việc đó với rủi ro và chi phí do người mua chịu. Trường hợp người bán có điều kiện hơn trong việc xếp hàng thì điều kiện FCA theo đó người bán xếp hàng và chịu tất cả rủi ro và chi phí, sẽ thích hợp hơn.

(3) Sau đây là một vụ việc cụ thể trong hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện để làm làm rõ hơn sự linh hoạt trong việc áp dụng các điều kiện của Incoterms:

Hợp đồng mua bán gạo giữa Công ty xuất khẩu là bên Việt Nam và công ty nhập khẩu là bên Trung Quốc, các bên lựa chọn điều kiện giao hàng là CIF Hong Kong Incoterms 2010. Các bên thỏa thuận các nội dung như sau nhưng không làm thay đổi bản chất điều kiện giao hàng: ”Giá trị bảo hiểm hàng hóa bằng 120% giá trị Hợp đồng. Giá trị bảo hiểm được tính bằng USD theo tỷ giá tại thời điểm giao hàng. Người mua và người bán, mỗi bên chịu một nửa cước phí bảo hiểm”.

Thông thường những thay đổi liên quan đến các nội dung sau đây sẽ là nguyên nhân dẫn tới việc chuyển hóa các điều khoản trong Incoterms:

 Nghĩa vụ thông quan hàng hóa (bao gồm cả thông quan xuất

khẩu và thông quan nhập khẩu)

76

 Nghĩa vụ mua bản hiểm cho hàng hóa và người hưởng lợi bảo

hiểm

 Địa điểm chuyển giao rủi ro

Mặt khác, doanh nghiệp nên lựa chọn điều kiện trong Incoterms sao cho doanh nghiệp Việt Nam giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Điều đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn dựa trên việc tận dụng những thế mạnh của mình. Các tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms phải dựa vào: Tình hình thị trường; Giá cả; Khả năng thuê phương tiện vận tải; Khả năng làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu; Các quy định và hướng dẫn của nhà nước….

Việc am hiểu và sử dụng linh hoạt được các điều khoản của Incoterms thực sự là một lợi thế quan trọng của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp nhất thiết phải tìm hiểu, nắm chắc và vận dụng tốt để lựa chọn cho doanh nghiệp điều kiện thương mại phù hợp, nhiều lợi ích nhất.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 73)