Đánh giá về sự phù hợp của Incoterms với tình hình hoạt động mua bán

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 66)

bán hàng hóa quốc tế hiện nay

Incoterms ra đời từ rất sớm và được áp dụng một cách rộng rãi, phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Lịch sử thương mại quốc tế đã ghi nhận Incoterms là một tập quán thương mại lâu đời và có truyền thống nhất. Thương mại quốc tế phát triển đã phát sinh nhu cầu cần có một bộ quy tắc chung, mang tính “ngôn ngữ” chung cho các quốc gia cùng tham gia trong quá trình vận tải, giao nhận hàng hóa…

Incoterms đã trở thành một tập quán quốc tế phổ biến trong hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp trên thế giới, phân bổ ở khắp các châu lục Âu, Á, Phi, Mỹ , Úc…. Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại đều ngầm thống nhất các quy tắc và khái niệm của Incoterms và sử dụng Incoterms như một ngôn ngữ thương mại thống nhất.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng do có thời kỳ đóng cửa, bế quan tỏa cảng cả về tư tưởng, tư duy kinh tế, kỹ năng nghiệp vụ… cho nên khi đất nước bắt đầu mở cửa các doanh nghiệp Việt mới bắt đầu tiếp cận và tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Lẽ tất yếu chúng ta cũng phải nhanh chóng tìm hiểu và tiếp cận với Incoterms. Với sự linh hoạt trong các điều khoản, Incoterms thực sự là công cụ và hành lang pháp lý rõ ràng trong quan hệ mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, đối với doanh

67

nghiệp Việt Nam việc áp dụng đầy đủ và sử dụng được hầu hết các điều kiện của Incoterms vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là chưa đáp ứng được. Do việc dẫn chiếu và áp dụng các điều kiện của Incoterms còn đi kèm với nhiều yếu tố và ngành dịch vụ hỗ trợ, trong đó như đã nêu là ngành giao thông vận tải, bảo hiểm… của nước ta còn hạn chế. Mặt khác, việc sử dụng cũng còn phụ thuộc nhiều vào tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp Việt, trình độ đàm phán…

Do đó, mặc dù hiện ở Việt Nam vẫn thiên về xuất và nhập khẩu trong một số điều kiện “quen thuộc” của Incoterms nhưng điều này phù hợp với tình hình thực tế và phản ánh đúng bức tranh kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)