Nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 67)

3. Một số đề xuất kiến nghị trong việc áp dụng Incoterms trong hoạt động

3.1.1 Nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông là nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế của quốc gia nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia nói riêng. Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải tốt thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải của doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Ngược lại, những bất cập, yếu kém trong quản lý, xây dựng và thực trạng trong mạng lưới giao thông vận tải, dịch vụ hỗ trợ giao thông vận tải sẽ gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa dẫn đến kìm hãm sự phát triển của thương mại quốc tế.

Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài, nhiều vịnh nước sâu đủ điều kiện để xây dựng các cảng bốc xếp hàng hóa cho phép nhiều tàu thuyền trọng tải lớn. Mặt khác, nước ta thành lập nhiều doanh nghiệp đóng tàu và đội tàu biển do đó nhà nước cần chú trọng xây dựng lớn mạnh hơn nữa đội ngũ

68

tàu biển và các dịch vụ hỗ trợ ngành hàng hải phát triển (như logictics, bảo hiểm...), tận dụng và phát huy hết các tiềm lực sẵn có tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tự do và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các phương thức giao nhận hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Hệ thống giao thông không thuận lợi có thể khiến các doanh nghiệp khó sử dụng được các điều kiện thương mại như ý muốn. Ví dụ: Doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu muốn lựa chọn điều kiện thương mại là FOB. Tuy nhiên, cảng biển Việt Nam nước nông tàu của đối tác không thể cập cảng để bốc dỡ hàng hóa như trong hợp đồng quy định....

Hệ thống giao thông vận tải là điều kiện vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp có thể cân nhắc trong việc lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms để áp dụng.

Một phần của tài liệu Thực tiễn áp dụng Incoterms trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)