Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, một số hàm ý chính sách đưa ra nhằm nâng cao ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, đối với nhân tố Thái độ và kiểm soát hạn chế tiêu dùng, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình giữa các biến quan sát như bảng 4.11.
Theo bảng 4.11, giá trị trung bình của yếu tố “tin không tiêu dùng” là thấp nhất (5.54) so với các yếu tố khác. Yếu tố này qua giá trị trung bình theo khảo sát có ảnh hưởng thấp nhất đến ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc.
Trong thực tế, người tiêu dùng không thể kiểm soát được rằng họ có hay không có tiêu dùng trái cây từ Trung Quốc. Do đặc điểm hàng hóa trái cây hiện tại không nhận diện về xuất xứ, nguồn gốc cũng như phân biệt đâu là trái cây Trung Quốc.
Bảng 4.11 Giá trị trung bình giữa các biến quan sát Thái độ và kiểm soát hạn chế tiêu dùng
Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Tiêu dùng không an toàn 6.37 1.200
Tiêu dùng không khuyến khích 6.26 1.224
Tin là không tiêu dùng 5.54 1.763
Tin là có thể giảm sở thích 6.14 1.349
Tin là có thể giảm cơ hội tiêu dùng 5.99 1.366
Tin là luôn cảnh giác không tiêu 5.87 1.348
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả khảo sát
Ngoài ra, thực tếchưa có nghiên cứu khảo sát nào cho thấy sự tác hại cũng như tác động đến sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ trái cây Trung Quốc kém chất lượng. Do khi người tiêu dùng sử dụng các loại trái cây này, tác động của nó đến sức khỏe không thể hiện rõ ràng cấp thời nên họ có thề lạc quan rằng không có ảnh hưởng gì nếu chúng ta tiêu dùng có hạn chế.
Để thúc đẩy ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc, yếu tố “tin không tiêu dùng” cần được cải thiện mức độ ảnh hưởng. Đối với nhà phân phối, nhà kinh doanh, khi kinh doanh các mặt hàng liên quan đến trái cây phải công bố xuất xứ hàng hóa một cách rõ ràng đểngười tiêu dùng nhận diện và lựa chọn. Các cơ quan chức năng xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng cũng quy định về nhận diện xuất xứ của chủng loại mặt hàng trái cây. Chính các quy định này yêu cầu nhà phân phối, nhà kinh doanh cải thiện hơn nữa hệ thống nhận diện nguồn gốc sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Hơn thế nữa, để minh chứng cụ thể cho tác hại đến sức khỏe, nghiên cứu cụ thể đối với thể trạng người Việt Nam cần được thực hiện và công bố.
Thứ hai, đối với nhân tố Chuẩn chủ quan, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình giữa các biến quan sát như bảng 4.12.
Bảng 4.12 Giá trị trung bình giữa các biến quan sát Chuẩn chủ quan
Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Ảnh hưởng gia đình 6.27 1.530
Ảnh hưởng thầy cô 6.20 1.592
Ảnh hưởng bạn bè 6.18 1.451
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả khảo sát
Theo bảng 4.12, giá trị trung bình của yếu tố “ảnh hưởng bạn bè” là thấp nhất (6.18) so với các yếu tố khác. Yếu tố này qua giá trị trung bình theo khảo sát có ảnh hưởng thấp nhất đến ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc.
Trong thực tế, ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội ở Việt Nam được sắp xếp thứ tự tăng dần là bạn bè, thầy cô và gia đình. Do đó, khảo sát cho thấy mức độ“ảnh hưởng bạn bè” đến ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc thấp hơn các yếu tố ảnh hưởng khác.
Nhằm nâng cao sức ảnh hưởng của Chuẩn chủ quan lên ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc, yếu tố “ảnh hưởng bạn bè” cần được cải thiện, tăng mức độ ảnh hưởng. Các giải pháp được đề xuất như tuyên truyền cũng như xây dựng ý thức tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn trong các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, trường học. Cùng với các cơ quan chức năng, nhà phân phối kinh doanh cũng tăng cường công tác tuyên truyền về lựa chọn thực phẩm an toàn đối với người tiêu dùng.
Thứ ba, đối với nhân tố Truyền miệng và độ tin cậy thông tin, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình giữa các biến quan sát như bảng 4.13.
Theo bảng 4.13, giá trị trung bình của yếu tố “thông tin truyền miệng” là thấp nhất (5.18) so với các yếu tố khác. Yếu tố này qua giá trị trung bình theo khảo sát có ảnh hưởng thấp nhất đến ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc.
Trong thực tế, thông tin bằng đường truyền miệng rất phổ biến. Tuy nhiên, nội dung và chất lượng thông tin bằng con đường này rất thấp nên người nghe đánh giá thấp thông tin truyền miệng.
Bảng 4.13 Giá trị trung bình giữa các biến quan sát Truyền miệng và độ tin cậy thông tin
Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Truyền hình 6.38 1.215
Báo chí 6.40 1.309
Phát thanh 6.35 1.342
Internet 6.26 1.357
Truyền miệng 6.14 1.610
Thông tin truyền miệng 5.18 1.616
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát
Nhằm nâng cao sức ảnh hưởng của Truyền miệng và độ tin cậy thông tin lên ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc, yếu tố“thông tin truyền miệng” cần được cải thiện nhằm tăng mức độ ảnh hưởng. Các giải pháp được đề xuất như cung cấp thông tin chính xác và một chiều đến người tiêu dùng, đồng thời khi xuất hiện thông tin lan truyền trong cộng đồng, cần phải được xác minh cụ thể và công bốđể tránh gây ảnh hưởng đến dư luận. Điều này sẽ nâng cao được sự quan tâm của người tiêu dùng đối với thông tin truyền miệng.
Thứ tư, đối với yếu tố nghề nghiệp, ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc giữa người tiêu dùng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người có nghề nghiệp khác nhau có ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc.
Do đó, chính đều này giúp nhà kinh doanh, nhà phân phối có thể phân khúc thị trường mình nhắm đến để đạt mục tiêu hiệu quả trong kinh doanh với chiến lược và chiến thuật phù hợp.
Tóm lại, Chương này đã thống kê mô tả những người được khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo, nghiên cứu đã tiến hành phân tích tương quan và độ tin cậy trước khi phân tích nhân tố.
Kết quả phân tích hồi quy rút ra được 3 nhân tố có ảnh hưởng đến Ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc, theo thứ tự từ mạnh đến yếu dần, đó là Thái độ và kiểm soát hạn chế tiêu dùng, Chuẩn chủ quan, Truyền miệng và độ tin cậy thông tin. Ngoài ra, Ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc giữa những người có nghề nghiệp khác nhau có sự khác biệt. Giữa phái nam và phái nữ, giữa những người có độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và trình độ học vấn, kết quả kiểm định không có sự khác biệt đối với ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý chính sách nâng cao ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc.
Chương 5 KIẾN NGHỊ
Từ kết quả phân tích của Chương 4, Chương 5 sẽ trình bày kết luậnvà các hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.