Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HẠN CHẾ TIÊU DÙNG TRÁI CÂY TRUNG QUỐC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 33)

Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất.

Kích thước mẫu: Kích cỡ mẫu bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng vềđộ tin cậy và phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng, số tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của các lựa chọn (trả lời) của đáp viên. Cụ thể, theo Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho biết kích cỡ mẫu phải tối thiểu gấp 5 lần số biến quan sát. Trong nghiên cứu về ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có tổng số 20 biến quan sát, do vậy kích cỡ mẫu cần thiết là 20* 5 = 100 mẫu.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Mô hình nghiên cứu có 5 biến nghiên cứu độc lập. Theo Tabachnick và Fidell (1996) cho biết kích cỡ mẫu được tính bằng công thức 50 + 8 * số biến độc lập. Trong nghiên cứu về ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có tổng số 5 biến độc lập nên kích cỡ mẫu là 50 + 8 * 5 = 90 mẫu.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cần phân tích khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng ý định hạn chế tiêu dùng trái cây Trung Quốc theo các đặc điểm cá nhân (biến định tính) vì thế cần đảm bảo cỡ mẫu đủ lớn. Do vậy tác giả sẽ lựa chọn kích cỡ mẫu gấp 2-3 lần kích cỡ mẫu tối thiểu xác định theo số biến quan sát trên đây. Như vậy, kích cỡ mẫu sử dụng trong nghiên cứu là 300 mẫu.

Cách lấy mẫu: Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi chi tiết. Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát giấy hay thông qua đường dẫn trên mạng internet.

Đối với cách thức thứ nhất, tác giả trực tiếp phỏng vấn và giải thích thắc mắc cho người được khảo sát, người được khảo sát điền vào phiếu, sau 30 phút tác giả thu lại. Tuy nhiên, cách này mang tính ràng buộc không cao vì nếu người được khảo sát không trả lời một câu hỏi nào đó thì phiếu đó coi như không hợp lệ.

Đối với cách thức thứ hai, mang tính thuận tiện cao hơn vì người được khảo sát không bị giới hạn về thời gian khảo sát và công cụ trên internet ràng buộc là tất cả các câu hỏi đều phải được trả lời thì kết quả khảo sát mới được chấp nhận.

Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi qua email. Việc phát bảng câu hỏi trực tiếp được thực hiện tại một số công ty (dành cho đối tượng nhân viên văn phòng), nhà văn hóa thanh niên và một số trường đại học như Bách Khoa, Kinh tế, Sư phạm Kỹ thuật

Đồng thời, bảng câu hỏi được thiết kế trên trang web Google docs tại địa chỉ https://docs.google.com/forms/d/1iEAllaxVi5MsO9g3rnYv_RLBeKPF0_Xa5CffVvT FUv0/viewformvà được đính kèm trong email gửi cho từng đối tượng khảo sát.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HẠN CHẾ TIÊU DÙNG TRÁI CÂY TRUNG QUỐC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)