Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác phát triển và khai thác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện trường đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 70)

vốn tài liệu

Để nâng cao năng lực phục vụ đáp ứng NCT của NDT, cần có phương hướng kế hoạch đầu tư phát triển cụ thể và đáp ứng nhu cầu tin trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng cơ sở vật chất thư viện.

Thư viện cần mua thêm sách giá mới, do vốn tài liệu trong thư viện ngày một tăng lên mà giá sách cần để khoảng trống cho những đợt bổ sung sau.

3.2.7. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của thƣ viện

Hiện nay, tuy rằng thư viện đã ứng dụng thành công nhiều phân hệ của phần mềm Libol 5.5 vào các hoạt động nghiệp vụ của mình, trong đó có công tác bổ sung, song đến nay, phân hệ bổ sung vẫn còn nhiều sai sót. Cụ thể khi tiến hành nhập dữ liệu vào máy, nhiều khi chưa có sự thống nhất về thông tin (Ví dụ như cách nhập tên nhà xuất bản Văn hóa thông tin, có người nhập đầy đủ, có người nhập là VHTT; hoặc khi nhập tên sách, tên tác giả nước ngoài cũng chưa có sự thống nhất,...) dẫn đến tình trạng khi muốn thống kê tài liệu theo các thuộc tính thư mục có hiện tượng trùng lặp thông tin, do đó khó kiểm soát, thống kê vốn tài liệu hiện hành trên máy.

Việc cập nhật dữ liệu những tài liệu mới bổ sung vào CSDL cũng là vấn đề mà thư viện cần xem xét, nghiên cứu để xem xét, nghiên cứu để có thể nhanh chóng đưa tài liệu mới bổ sung đến với bạn đọc.

Hiện nay, các nhà cung cấp tài liệu và các nhà xuất bản đã và đang xây dựng website của mình để chào bán và giới thiệu các tài liệu mà họ có, do đó thư viện cũng cần tham khảo thêm nguồn này để nâng cao chất lượng tài liệu được đưa vào thư viện.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của một trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nhu cầu thông tin của NDT trong nhà trường ngày càng cao, nhu cầu tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học, vui chơi gải trí,… ngày càng tăng. Do đó, đòi hỏi công tác bổ sung vốn tài liệu phải nhanh chóng, kịp thời.

Vốn tài liệu là cơ sở để vận hành thư viện và cơ quan thông tin, không có vốn tài liệu thì thư viện và cơ quan thông tin không thể hoạt động được. Đó là tài sản quý giá, là tiềm lực, là niềm tự hào của mỗi thư viện, cơ quan thông tin. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng có sức lôi cuốn người sử dụng.

Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ khi thành lập đến nay đã thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu của mình là lưu trữ, bảo quản, xử lý, khai thác tài liệu và thông báo, cung cấp kịp thời những thông tin về khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn cho đối tượng người dùng tin của mình.

Công tác bổ sung tài liệu góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng vốn tài liệu, làm cho vốn tài liệu thông tin của thư viện ngày càng phong phú, đa dạng, có tính khoa học cao và do đó giúp thư viện nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc của mình.

Trong quá trình hoạt động của mình, thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Nhờ sự quan tâm, chú trọng này mà thư viện đã có nhiều đóng góp cho việc cung cấp thông tin thư liệu cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên,… của nhà trường.

Mặc dù còn có một số điểm chưa hoàn thiện nhưng có thể nói trong thời gian qua thư viện luôn quan tâm, nâng cao chất lượng công tác bổ sung tài liệu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin.

Hy vọng trong tương lai, thư viện cùng với các thư viện khác trong cả nước sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bổ sung vốn tài liệu để có thể giúp đỡ, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy công tác phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả.

Trên đây là những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu về thực trạng bổ sung tài liệu tại thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Những ý kiến đưa ra có thể chưa phản ánh đầy đủ mọi mặt của hoạt động này nhưng hy vọng đề tài có thể đóng góp được một phần nào đó vào việc hoàn thiện ngày càng tốt hơn công tác bổ sung tài liệu của thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, góp phần vào sự phát triển chung của thư viện nói riêng và vào sự nghiệp đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2013), Công tác phát triển vốn tài liệu tại thư

viện huyện Lập Thạch, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành

Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

2. Trần Anh Dũng, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, Tập san thư viện (1996), Số 4

3. Nguyễn Thị Hạnh, Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thông

tin - Thư viện ở Việt Nam, tạp chí thư viện Việt Nam (2011), Số 3

4. Nguyễn Thanh Hảo( 2012), Công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm

thông tin thư viện Đại học Kinh tế quốc dân, Khóa luận tốt nghiệp cử

nhân khoa học ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

5. Trần Thị Mận (2012), Tìm hiểu công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm

thư viện Tư liệu và Thư viện trường Đại học Vinh, Khóa luận tốt

nghiệp cử nhân khoa học ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

6. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT BẠN ĐỌC

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2 rất mong nhận được sự hưởng ứng tích cực và ý kiến đóng góp của độc giả về chất lượng hoạt động của TTTV. Những ý kiến này là cơ sở để TTTV xem xét tiến hành các hoạt động cải tiến của mình sao cho ngày càng hoàn thiện, tốt hơn nữa. Độc giả hãy đánh dấu tích vào các đáp án mà độc giả đánh giá.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Giới tính:

Nam

Nữ 2. Anh/ chị là sinh viên (SV) của khoa: Khoa Toán học Khoa Công nghệ thông tin

Khoa Ngữ Khoa Hóa học

Khoa Giáo dục tiểu học Khoa Giáo dục thể chất

Khoa Giáo dục chính trị Khoa Vật lý

Khoa Lịch Khoa Sinh -Kỹ thuật nông nghiệp

Khoa Ngoại ngữ 3. Anh/ chị là SV năm thứ: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

II. NỘI DUNG

1. Anh/ chị có thường xuyên sử dụng thư viện trường không? Không

Ít khi Hàng ngày

2. Mục đích sử dụng thư viện Anh/ chị? Học tập

Nghiên cứu khoa học Giải trí

3. Lý do Anh/ chị đến thư viện?

Tài liệu phong phú, phù hợp với chương trình học Tài liệu bạn cần không có ở nơi khác

Không gian học tập thuận lợi

Tiết kiệm tiền mua sách và/hoặc lên mạng internet

4. Thời gian phục vụ hiện tại của TT-TV có phù hợp với nhu cầu của Anh/ chị?

Hợp lý Chưa hợp lý 5. Anh/ chị thường sử dụng tài liệu thuộc ngành/lĩnh vực nào? Tin học Ngoại ngữ Văn học Ngoại văn 6. Loại hình tài liệu nào Anh/ chị hay sử dụng? Tài liệu tham khảo

Giáo trình

Luận văn, luận án, Báo cáo khoa học

Từ điển, Bách khoa toàn thư

7. Đánh giá của Anh/ chị về hình thức vốn tai liệu của thư viện Cũ nát khó đọc

Dễ đọc, dễ sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Theo Anh/ chị mức độ cần thiết của việc bổ sung vốn tài liệu hiện nay như thế nào?

Cần thiết Bình thường Không cần thiết

9. Hình thức tra cứu Anh/ chị thường sử dụng Tra cứu mục lục

Trực tiếp tra tài liệu trên giá Hỏi trực tiếp cán bộ trên thư viện Tra cứu trên máy tính

10. Loại hình dịch vụ nào Anh/ chị đã sử dụng tại TT-TV và mức độ hiệu quả?

Đọc tại chỗ

Mượn về nhà

Tham khảo tài liệu

Internet

11. Theo Anh/ chị hiện nay thư viện cần bổ sung thêm những loại hình tài liệu nào?

Tài liệu chính trị xã hội Khoa học và toán học Kỹ thuật, Y học

Văn học, nghiên cứu văn học Ngôn ngữ

Sách thiếu nhi

Sách tham khảo dùng trong nhà trường

12. Anh/ chị có đề xuất gì để TT-TV cải tiến, bổ sung hoạt động tốt hơn trong thời gian tới?

...

...

...

...

13. Ý kiến đóng góp của Anh/ chị nhằm giúp thư viện phục vụ bạn đọc tốt hơn. ………

………

……… Xin chân thành cảm ơn!

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

Hình 1: Phòng Đa phƣơng tiện (Multimedia room)

Hình 1: Phòng Đa phƣơng tiện (Multimedia room)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện trường đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 70)