Kế hoạch thanh lý, phục chế tài liệu hợp lý

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện trường đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 67)

Công tác thanh lý, bảo quản vốn tài liệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thư viện. Các tài liệu cũ nát phải được thanh lý để nhường chỗ cho các tài liệu mới trên giá, song cần có kế hoạch cụ thể để bảo quản, phục chế những tài liệu đã cũ nát nhưng vẫn còn giá trị thông tin cao.

Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2 có vốn tài liệu ngày một tăng cao do những đợt bổ sung mới về, song giá sách thư viện còn thiếu, cách sắp xếp trên giá phải để khoảng trống cho những đợt bổ sung sau, vì vậy nhiều sách mới đã xử lý nghiệp vụ song nhưng vẫn chưa đưa ra phục vụ bạn đọc vì không có chỗ xếp sách trên giá. Điều đó gây cản trở cho thư viện trong công tác phục vụ bạn đọc. Chính và vậy thư viện cần có kế hoạch thanh lý những tài liệu đã cũ nát, thông tin lỗi thời, lạc hậu nhằm giúp giảm bớt tình trạng nhiễu thông tin, mở rộng diện tích kho giá, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc khi lựa chọn tài liệu.

Việc thanh lý phải chú ý đến từng loại hình tài liệu cụ thể, phải so sánh với nhu cầu của bạn đọc để có thể thanh lý đúng diện, hợp lý.

Đối với những tài liệu vẫn còn giá trị sử dụng nhưng quá cũ, rách nát, thư viện cần có kế hoạch bảo dưỡng, phục chế để tạo nguồn tài liệu phục vụ lâu dài cho bạn đọc.

Phục chế tài liệu là các hoạt động nhằm khôi phục trạng thái ban đầu của các tài liệu về mặt vật chất và thẩm mỹ càng nhiều càng tốt. Đây là biện pháp bảo quản tài liệu đòi hỏi trình độ cao và khó thực hiện. Thông thường thì hoạt động phục chế tài liệu được tiến hành sau khi tài liệu bị làm hư hại vì một nguyên nhân nào đó với mục tiêu cụ thể.

Đối với thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2, phục chế tài liệu là công việc khó khăn và mất nhiều thời gian, công sức với sự trợ giúp của trang thiết bị hiện đại và hóa chất. Nhưng hiện nay công tác này chưa được quan tâm nhiều.

Một số công việc phục vụ cho hoạt động phục chế tài liệu như: + Làm phẳng giấy

+ Sửa chữa, bồi vá giấy + Đóng sách...

Đối với các biện pháp phục chế tài liệu đòi hỏi phải có trình độ cao kết hợp sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại thì thư viện chưa có điều kiện áp dụng được.

3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phƣơng pháp làm việc cho cán bộ tại thƣ viện Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Cán bộ thư viện chịu trách nhiệm mọi hoạt động của thư viện đồng thời cũng chính là linh hồn của mỗi thư viện. Vốn tài liệu có được tổ chức khoa học, ngăn nắp, phục vụ NDT có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào đội ngũ CBTV. Với trách nhiệm lớn như vậy đòi hỏi người CBTV cần phải nắm vững kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, thành thạo các công việc trong dây chuyền thông tin tư liệu, có trình độ ngoại ngữ phù hợp với công việc được giao.

Giáo dục cho đội ngũ CBTV tinh thần trách nhiệm, linh hoạt trong mọi khâu công tác và lòng yêu nghề thì người CBTV mới có thể làm tốt công việc của mình.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác bổ sung vốn tài liệu cho CBTV nghiên cứu và học tập các phương pháp bổ sung vốn tài liệu mới để công tác thư viện được hiệu quả hơn. Đồng thời mỗi năm thư viện nên tổ chức các buổi tham quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm đối với các thư viện của các trường Đại học, Cao đẳng khác về vấn đề tổ bổ sung vốn tài liệu.

Cán bộ thư viện phải thường xuyên bám sát và nhắc nhở NDT thực hiện đúng nội quy của thư viện, cách trả mượn tài liệu, đặc biệt là đối với kho đọc tự chọn (vì đây là kho mở nên NDT tự lấy tài liệu và tự sắp xếp, tài liệu lộn xộn không đúng vị trí).

Phương pháp làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng, chỉ khi có phương pháp làm việc cụ thể, khoa học thì mới đạt được hiệu quả công việc. Làm việc theo giờ quy định của cơ quan nhà nước với 8 tiếng/ ngày sẽ không đảm bảo yêu cầu của công việc, đó là tình trạng hiện nay khá phổ biến. Để đảm bảo hiệu quả công việc cũng như giúp tiết kiệm thời gian, công sức cán bộ, thì mỗi người CBTV cần:

+ Lập kế hoạch công việc cụ thể: trong quá trình làm việc để đảm bảo hiệu quả công việc, CBTV nên lập một kế hoạch cụ thể, chi tiết, ưu tiên cho những khâu nghiệp vụ cần giải quyết trước khi có sách mới về như: Dán nhãn, phân loại, vào sổ đăng ký, rồi sau đó mới xếp tài liệu lên giá.

+ Sắp xếp thời gian công việc hiệu quả: giúp cho CBTV tận dụng tối đa thời gian làm việc tại thư viện, đạt hiệu quả cao.

+ Sáng tạo, chủ động trong công việc: Trong quá trình làm việc, cán bộ nên chủ động liên hệ với các thư viện khác để tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thư viện, luôn sáng tạo trong mọi hoạt động phục vụ bạn đọc, nghiên cứu nhu cầu thông tin từ bạn đọc và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu thông tin.

3.2.5. Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên cho thƣ viện

Đội ngũ cộng tác viên bao gồm nhiều thành phần tham gia, không phân biệt tuổi tác nghề nghiệp. Nếu thư viện biết xây dựng, tạo lập một đội ngũ cộng tác viên thì sẽ hỗ trợ đắc lực cho thư viện trong nhiều khâu công tác như: Đóng dấu, dán nhãn, di chuyển sách báo trên giá,...

Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2 thu hút đông đảo bạn đọc ở nhiều lứa tuổi, riêng bạn đọc là sinh viên chiếm số lượng đông nhất. Thư viện có thể tổ chức một buổi nói chuyện với bạn đọc, mời họ tham gia vào đội ngũ cộng tác viên, nói rõ những công việc và quyền lợi của họ khi họ tham gia. Bên cạnh đó, thư viện có thể thông qua các bài viết được phát trên đài truyền thanh của

trường giới thiệu và mời bạn đọc tham gia đội ngũ cộng tác viên thư viện. Có như vậy thư viện thư viện sẽ giảm bớt nhiều khâu công tác đơn giản, tập trung thời gian, sức lực vào các khâu như: Phân loại, biên mục, định từ khóa...

3.2.6. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác phát triển và khai thác vốn tài liệu vốn tài liệu

Để nâng cao năng lực phục vụ đáp ứng NCT của NDT, cần có phương hướng kế hoạch đầu tư phát triển cụ thể và đáp ứng nhu cầu tin trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng cơ sở vật chất thư viện.

Thư viện cần mua thêm sách giá mới, do vốn tài liệu trong thư viện ngày một tăng lên mà giá sách cần để khoảng trống cho những đợt bổ sung sau.

3.2.7. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của thƣ viện

Hiện nay, tuy rằng thư viện đã ứng dụng thành công nhiều phân hệ của phần mềm Libol 5.5 vào các hoạt động nghiệp vụ của mình, trong đó có công tác bổ sung, song đến nay, phân hệ bổ sung vẫn còn nhiều sai sót. Cụ thể khi tiến hành nhập dữ liệu vào máy, nhiều khi chưa có sự thống nhất về thông tin (Ví dụ như cách nhập tên nhà xuất bản Văn hóa thông tin, có người nhập đầy đủ, có người nhập là VHTT; hoặc khi nhập tên sách, tên tác giả nước ngoài cũng chưa có sự thống nhất,...) dẫn đến tình trạng khi muốn thống kê tài liệu theo các thuộc tính thư mục có hiện tượng trùng lặp thông tin, do đó khó kiểm soát, thống kê vốn tài liệu hiện hành trên máy.

Việc cập nhật dữ liệu những tài liệu mới bổ sung vào CSDL cũng là vấn đề mà thư viện cần xem xét, nghiên cứu để xem xét, nghiên cứu để có thể nhanh chóng đưa tài liệu mới bổ sung đến với bạn đọc.

Hiện nay, các nhà cung cấp tài liệu và các nhà xuất bản đã và đang xây dựng website của mình để chào bán và giới thiệu các tài liệu mà họ có, do đó thư viện cũng cần tham khảo thêm nguồn này để nâng cao chất lượng tài liệu được đưa vào thư viện.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của một trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nhu cầu thông tin của NDT trong nhà trường ngày càng cao, nhu cầu tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học, vui chơi gải trí,… ngày càng tăng. Do đó, đòi hỏi công tác bổ sung vốn tài liệu phải nhanh chóng, kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn tài liệu là cơ sở để vận hành thư viện và cơ quan thông tin, không có vốn tài liệu thì thư viện và cơ quan thông tin không thể hoạt động được. Đó là tài sản quý giá, là tiềm lực, là niềm tự hào của mỗi thư viện, cơ quan thông tin. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và càng có sức lôi cuốn người sử dụng.

Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 từ khi thành lập đến nay đã thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu của mình là lưu trữ, bảo quản, xử lý, khai thác tài liệu và thông báo, cung cấp kịp thời những thông tin về khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn cho đối tượng người dùng tin của mình.

Công tác bổ sung tài liệu góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng vốn tài liệu, làm cho vốn tài liệu thông tin của thư viện ngày càng phong phú, đa dạng, có tính khoa học cao và do đó giúp thư viện nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc của mình.

Trong quá trình hoạt động của mình, thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm cả về số lượng và chất lượng. Nhờ sự quan tâm, chú trọng này mà thư viện đã có nhiều đóng góp cho việc cung cấp thông tin thư liệu cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên,… của nhà trường.

Mặc dù còn có một số điểm chưa hoàn thiện nhưng có thể nói trong thời gian qua thư viện luôn quan tâm, nâng cao chất lượng công tác bổ sung tài liệu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin.

Hy vọng trong tương lai, thư viện cùng với các thư viện khác trong cả nước sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác bổ sung vốn tài liệu để có thể giúp đỡ, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy công tác phục vụ bạn đọc một cách hiệu quả.

Trên đây là những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu về thực trạng bổ sung tài liệu tại thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Những ý kiến đưa ra có thể chưa phản ánh đầy đủ mọi mặt của hoạt động này nhưng hy vọng đề tài có thể đóng góp được một phần nào đó vào việc hoàn thiện ngày càng tốt hơn công tác bổ sung tài liệu của thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, góp phần vào sự phát triển chung của thư viện nói riêng và vào sự nghiệp đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2013), Công tác phát triển vốn tài liệu tại thư

viện huyện Lập Thạch, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành

Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

2. Trần Anh Dũng, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, Tập san thư viện (1996), Số 4

3. Nguyễn Thị Hạnh, Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thông

tin - Thư viện ở Việt Nam, tạp chí thư viện Việt Nam (2011), Số 3

4. Nguyễn Thanh Hảo( 2012), Công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm

thông tin thư viện Đại học Kinh tế quốc dân, Khóa luận tốt nghiệp cử

nhân khoa học ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

5. Trần Thị Mận (2012), Tìm hiểu công tác bổ sung tài liệu tại Trung tâm

thư viện Tư liệu và Thư viện trường Đại học Vinh, Khóa luận tốt

nghiệp cử nhân khoa học ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

6. Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu

trong thư viện và cơ quan thông tin, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia Hà Nội

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT BẠN ĐỌC

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 2 rất mong nhận được sự hưởng ứng tích cực và ý kiến đóng góp của độc giả về chất lượng hoạt động của TTTV. Những ý kiến này là cơ sở để TTTV xem xét tiến hành các hoạt động cải tiến của mình sao cho ngày càng hoàn thiện, tốt hơn nữa. Độc giả hãy đánh dấu tích vào các đáp án mà độc giả đánh giá.

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Giới tính:

Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nữ 2. Anh/ chị là sinh viên (SV) của khoa: Khoa Toán học Khoa Công nghệ thông tin

Khoa Ngữ Khoa Hóa học

Khoa Giáo dục tiểu học Khoa Giáo dục thể chất

Khoa Giáo dục chính trị Khoa Vật lý

Khoa Lịch Khoa Sinh -Kỹ thuật nông nghiệp

Khoa Ngoại ngữ 3. Anh/ chị là SV năm thứ: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

II. NỘI DUNG

1. Anh/ chị có thường xuyên sử dụng thư viện trường không? Không

Ít khi Hàng ngày

2. Mục đích sử dụng thư viện Anh/ chị? Học tập

Nghiên cứu khoa học Giải trí

3. Lý do Anh/ chị đến thư viện?

Tài liệu phong phú, phù hợp với chương trình học Tài liệu bạn cần không có ở nơi khác

Không gian học tập thuận lợi

Tiết kiệm tiền mua sách và/hoặc lên mạng internet

4. Thời gian phục vụ hiện tại của TT-TV có phù hợp với nhu cầu của Anh/ chị?

Hợp lý Chưa hợp lý 5. Anh/ chị thường sử dụng tài liệu thuộc ngành/lĩnh vực nào? Tin học Ngoại ngữ Văn học Ngoại văn 6. Loại hình tài liệu nào Anh/ chị hay sử dụng? Tài liệu tham khảo

Giáo trình

Luận văn, luận án, Báo cáo khoa học

Từ điển, Bách khoa toàn thư

7. Đánh giá của Anh/ chị về hình thức vốn tai liệu của thư viện Cũ nát khó đọc

Dễ đọc, dễ sử dụng

8. Theo Anh/ chị mức độ cần thiết của việc bổ sung vốn tài liệu hiện nay như thế nào?

Cần thiết Bình thường Không cần thiết

9. Hình thức tra cứu Anh/ chị thường sử dụng Tra cứu mục lục

Trực tiếp tra tài liệu trên giá Hỏi trực tiếp cán bộ trên thư viện Tra cứu trên máy tính

10. Loại hình dịch vụ nào Anh/ chị đã sử dụng tại TT-TV và mức độ hiệu quả?

Đọc tại chỗ

Mượn về nhà

Tham khảo tài liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Internet

11. Theo Anh/ chị hiện nay thư viện cần bổ sung thêm những loại hình tài liệu nào?

Tài liệu chính trị xã hội Khoa học và toán học Kỹ thuật, Y học

Văn học, nghiên cứu văn học Ngôn ngữ

Sách thiếu nhi

Sách tham khảo dùng trong nhà trường

12. Anh/ chị có đề xuất gì để TT-TV cải tiến, bổ sung hoạt động tốt hơn trong thời gian tới?

...

...

...

...

13. Ý kiến đóng góp của Anh/ chị nhằm giúp thư viện phục vụ bạn đọc tốt hơn. ………

………

……… Xin chân thành cảm ơn!

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác bổ sung vốn tài liệu tại thư viện trường đại học sư phạm hà nội 2 (Trang 67)