Bài học kinh nghiêm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động trong các ngân hàng thương mại việt nam.doc (Trang 31 - 35)

Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động. Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập; công nghệ ứng dụng trong ngân hàng ngày càng hiện đại, ngành ngân hàng cần phải cải cách mạnh mẽ để tăng cường quản lý rủi ro hoạt động.

Tuy nhiên các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay hầu như chỉ chú trọng vào việc quản lý rủi ro tín dụng, mà ít quan tâm vào quản lý rủi ro hoạt động ngay từ đầu. Hầu hết khi sự cố đã xảy ra, đã tổn thất và thiệt hại thì các ngân hàng mới để ý thấy và tìm cách khắc phục hậu quả. Như trường hợp của ngân hàng Eximbank về vụ tài khoản rỗng mà rút được tiền tỷ trên đây, sự việc xảy ra sau hơn 2 tháng ngân hàng mới phát hiện mất mát và nhờ lực lương công an tiến hành điều tra, mặc dù bắt người rút trả lại số tiền đã lấy, nhưng ngân hàng chỉ lấy lại được 2,2 tỷ đồng. Còn nhiều trường hợp do nhân viên sơ ý, làm thất thoát tiền và tài sản của ngân hàng thì các biện pháp khắc khục hầu như là quy trách nhiệm về nhân viên đó, buộc họ phải bồi thường thiệt hại cho khách, cho ngân hàng… mà chưa đưa ra biện pháp cụ thể để ngăn ngừa sự cố tái diễn.

Có biện pháp quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả sẽ giúp các ngân hàng thương mại hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp; giảm vốn dành cho rủi ro tác nghiệp, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh; bảo vệ uy tín của ngân hàng, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam:

Thứ nhất, đối với ngân hàng thương mại, tất cả các cấp từ hội đồng quản trị, ban tổng

Hội đồng quản trị phải thuê tư vấn xây dựng khung quản trị rủi ro hoạt động phù hợp cho ngân hàng của mình và môi trường kinh doanh. Trong đó, hai vấn đề chủ chốt cần được đầu tư là: Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cho quản trị rủi ro hoạt động, và hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động, đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Về vấn đề cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động, ngân hàng thương mại cần thành lập, hoàn thiện ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro hoạt động là một bộ phận. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro.

Thứ hai, xây dựng ý thức về quản trị rủi ro hoạt động trong toàn hệ thống, lựa chọn các

lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm soát về rủi ro hoạt động. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định rủi ro hoạt động – xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.

Thứ ba, các ngân hàng thương mại nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn

để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Nếu có điều kiện, tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro hoạt động. Các ngân hàng thương mại nên tham gia các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất. Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng và các ngân hàng thương mại nhanh chóng hiện thực hóa các khuyến nghị đã đưa ra trong hội thảo của Ngân hàng Nhà nước tháng 1/2009 về rủi ro hoạt động về việc thành lập ngân hàng dữ liệu chung của rủi ro hoạt động, tránh tình trạng giấu thông tin như về rủi ro hoạt động như hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Những thông tin cốt lõi cung cấp ngân hàng dữ liệu tổn thất bao gồm: (i) Tổng số tiền thiệt hại (trước khi được khôi phục), (ii) Trợ cấp bảo hiểm và những khôi phục khác, (iii) Loại rủi ro tương ứng, (iv) Lĩnh vực kinh doanh, nơi xảy ra tổn thất, (v) Ngày, tháng xuất hiện biến cố và khám phá sự kiện, (vi) Nguyên nhân của sự kiện.

Thứ tư, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động từ các yếu tố bên trong ngân

hàng thương mại như con người, quy trình, hệ thống. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có

lỗ hổng. Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên.

Cuối cùng là hạn chế tối đa các nguyên nhân rủi ro hoạt động bên ngoài, xây dựng các

phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro hoạt động. Giải pháp cơ bản cho việc đưa ra quyết định lựa chọn thay thế là: công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba. (ví dụ thông qua bảo hiểm); tránh rủi ro bằng cách ngừng các hoạt động kinh doanh; giảm thiểu rủi ro hoạt động bằng đo lường các rủi ro khác (chẳng hạn như mở rộng của hệ thống kiểm soát, giới thiệu về công nghệ thông tin cho hệ thống tự động nhận dạng sai sót). Những biện pháp này được bổ sung liên tục nhằm hạn chế tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp tục kinh doanh trong trường hợp không ngăn chặn được rủi ro.

KẾT LUẬN

Rủi ro họat động thực sự vẫn chưa được các ngân hàng chú trọng một cách đúng mức, các ngân hàng luôn ứng phó với các rủi ro họat động một cách thụ động, chỉ có biện pháp khắc phục chứ chưa có những biện pháp phòng ngừa một cách hợp lý. Tuy thiệt hại mà các họat động rủi ro gây ra vẫn chưa phải là quá lớn đối với các ngân hàng tuy nhiên những thiệt hại vô hình mà nó gây ra là rất lớn và nếu lâu dài tình trạng này không được khắc phục sẽ để lại những tiền lệ xấu ảnh hưởng đến lòng tin khách hàng. Đó là một mất mát rất to lớn mà muốn lấy lại không thể trong một sớm một chiều, đặc biệt là trong thời đại các ngân hàng cạnh tranh nhau rất gay gắt.

Sau những rủi ro họat động đã xảy ra và các cuộc hội thảo,nghiên cứu tìm cách khắc phục, hạn chế rủi ro họat động, đã rút ra được những bài học kinh nghiệm to lớn. Tuy năm bài học kinh nghiệm ở trên có thể chưa phù hợp hòan tòan với các ngân hàng vì mỗi ngân hàng có bộ máy quản lý và cách thức làm việc khác nhau, không ngân hàng nào giống ngân hàng nào. Tuy nhiên các ngân hàng có thể nhìn vào để áp dụng một cách linh họat cho phù hợp để giảm thiểu các rủi ro họat động.

Giải pháp để quản trị rủi ro thì có thể có nhiều cách nhưng điều quan trọng cốt lõi ở đây chính là ở bộ máy quản lý của mỗi ngân hàng. Hội đồng quản trị của các ngân hàng hiện nay chỉ chú trọng đến việc làm sao để ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn, cho vay sinh lãi, đầu tư…đem lại nhiều lợi nhuận. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro chính bộ máy quản lý ở mỗi ngân hàng cần phải thay đổi đầu tiên. Thay đổi ở đây chính là thay đổi trong cách nhìn nhận, nhìn nhận một cách nghiêm túc về rủi ro họat động để thấy đựơc những thiệt hại mà nó đã và sẽ gây ra nếu không có các giải pháp kịp thời. Nếu bộ máy quản lý ở mỗi ngân hàng nhận ra được điều đó, ngay lập tức các giải pháp để hạn chế rủi ro họat động sẽ được thực hiện và thực hiện một cách nghiêm túc vì khi có sự theo dõi sát sao từ cấp quản lý cao nhất, các cấp còn lại sẽ phải ý thức được công việc của mình để làm việc với hiệu quả cao nhất. Từ đó không chỉ rủi ro họat động mà các rủi ro khác cũng sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Operational risk management

(www.kesdee.com/pdf/operationalrisk.pdf) 2. www.saga.vn

3. http://en.wikipedia.org/wiki/Operational_risk 4. www.acb.com.vn

5. www.vietinbank.vn

6. Risk Management in Banks. R.S Raghavan. ( www.icai.org/resource_file/11490p841-851.pdf)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động trong các ngân hàng thương mại việt nam.doc (Trang 31 - 35)