MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 70)

6. Về kết cấu khóa luận

3.2.MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2.1. Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, kịp thời hoạch định đƣờng lối văn hóa, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp văn hóa phát triển

Những năm cuối thập kỷ 80, thế giới loài người bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, văn hóa ngày càng thể hiện rõ là động lực không thể thiếu cho sự phát triển, là nguồn lực nội sinh quan trọng bậc nhất cho sự phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo, vì con người. Các dự báo khoa học đến năm 2000 và trong thế kỷ XXI đều nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Có học giả còn cho rằng: Nếu tôn giáo đã thống trị hàng nghìn năm văn minh nhân loại, kinh tế đã thống trị 300 năm văn minh công nghiệp, thì văn hóa sẽ thống trị nền văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ trong thế kỷ tới. Trong bài phát biểu của Tổng Giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) mở đầu Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa cũng nhấn mạnh: Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa, thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Như vậy, việc nhận thức lại vai trò, vị trí của văn hóa, làm sáng tỏ các mối quan hệ qua lại giữa văn hóa và phát triển có một ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách không những chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Trong bối cảnh mới, khi toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, khi cách mạng khoa học công nghệ diễn ra như vũ bão, để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, để “hòa nhập” mà không

“hòa tan”, phát triển bền vững, Đảng ta luôn xác định, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước sự “xâm lăng” của các nền văn hóa lớn và trước những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, để gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa toàn nhân loại, Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ Nghị quyết 05 (1987) của Bộ Chính trị đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII là quá trình không ngừng bổ sung, phát triển đường lối văn hóa cho phù hợp với bước tiến của đất nước và thời đại. Đường lối văn hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân.

Trên cơ sở đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa và căn cứ vào tình hình thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Đảng đã không ngừng bổ sung và phát triển đường lối văn hóa nhằm chấn hưng nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được xã hội nhiệt tình hưởng ứng thực hiện; đã gắn kết chặt chẽ hơn văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của đất nước.

3.2.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với không ngừng tiếp biến văn hóa toàn nhân loại là vấn đề cốt lõi để xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới

Bản sắc văn hóa dân tộc là phần tinh túy nhất thấm sâu trong tâm hồn, cốt cách, bản lĩnh của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ biểu hiện ở bề ngoài mà còn ẩn sâu bên trong, là cái hồn của một nền văn hóa. Chú trọng gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc chẳng những làm tăng lòng tự tôn dân tộc mà còn là cách tốt nhất để khơi dậy năng lực nội sinh của một dân tộc. Kinh nghiệm thành công trong phát triển kinh tế ở Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ở Châu Á là bằng chứng sinh động chứng tỏ “đứng về mặt sản xuất vật chất thì các hoạt động cách mạng lớn trong lịch sử đều bắt nguồn từ đạo lý dân tộc hay bản sắc văn hóa dân tộc - cái làm nên văn hóa sản xuất chứ không phải bắt đầu từ khoa học - công nghệ” [26, tr.45]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để không tự đánh mất mình và không bị đồng hóa bởi các nền văn hóa lớn thì việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc được đặt ra như một vấn đề vừa mang tính chiến lược vừa có “ý nghĩa thời sự”, quyết định sự tồn vong của dân tộc ta trong cuộc tranh đua với các dân tộc khác trên thế giới. Trên bình diện quốc tế, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một vấn đề có tính nguyên tắc và là mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia, dân tộc. Đó là “khuynh hướng quốc tế. Nó cũng mạnh như khuynh hướng quốc tế hóa nền văn hóa mỗi dân tộc” [22, tr.12].

Cùng với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm không ngừng tiếp biến văn hóa toàn nhân loại, phải mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa để tiếp thụ tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Bởi lẽ: “Không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc - đó là điều vô cùng nguy hiểm. Mặt khác, nhấn mạnh bản sắc dân tộc không có nghĩa là bài ngoại, trái lại phải tiếp thu có chọn lọc tất cả những tinh hoa văn hóa thế giới. Làm cho những giá trị đó hòa quyện với bản sắc dân tộc” [36, tr.144]. Kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc và thời đại trong phát triển văn hóa là một vấn đề mang tính nguyên tắc và có tầm chiến lược.

Trong lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam đã từng có nhiều cuộc đụng độ, giao thoa với các nền văn hóa lớn trên thế giới như văn hóa Trung Hoa, ấn Độ, Pháp, Mỹ, Liên Xô… Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác, văn hóa Việt Nam không những không bị đồng hóa mà ngày càng tỏ rõ sức sống và tạo nên những giá trị độc đáo dựa trên năng lực vừa tự nuôi dưỡng văn hóa bản địa, vừa tiếp nhận, chọn lọc những giá trị tốt đẹp của văn hóa phương Đông và phương Tây.

Kế thừa và phát huy những hệ giá trị ấy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa toàn nhân loại. Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã học hỏi, tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các nền văn hóa lớn trên thế giới để làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Chính Người là sự kết hợp tuyệt vời những tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới với những giá trị cao quý và bền vững nhất của văn hóa dân tộc.

Trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương, một mặt “phải phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”, mặt khác “phải hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới” [29, tr.139]. Nền văn hóa đó vừa kết tinh, vừa nâng lên một tầm cao mới những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa tiến bộ của loài người trên nền tảng tinh hoa văn hóa dân tộc.

Trong thời kỳ đổi mới, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế về văn hóa vừa là cơ hội, cũng là thách thức lớn đối với bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa nhằm tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại, đồng thời phải bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý của nền văn hóa Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua đã xác định chính sách phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới là “Kế thừa và phát huy những truyền

hoa của văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người” [10, tr.10].

Trong giao lưu văn hóa có sự hòa nhập và lựa chọn, tiếp thu và phát triển. Văn hóa của từng khu vực, dân tộc có thể tìm thấy những quy luật phổ biến, những tiếng nói chung, nhưng cũng có những quy luật đặc thù, những tiếng nói riêng. Vì thế, Đảng khẳng định, trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa phải biết nâng những cái mạnh của hai mặt tương tác, để chúng hỗ trợ, tác động lẫn nhau, không triệt tiêu nhau, không làm mất đi những vẻ đẹp riêng. Văn hóa nhân loại sẽ đa dạng, phong phú khi văn hóa của các dân tộc hòa quyện với bản sắc riêng của từng nền văn hóa mỗi quốc gia. Hay nói cách khác, cái chung của toàn nhân loại chỉ được thể hiện qua cái riêng của từng dân tộc. Quy luật này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.

Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta luôn chú trọng gìn giữ và phát huy những giá trị, truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh của đất nước; khôi phục, tổ chức hàng nghìn lễ hội dân gian; sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số như dân ca, dân vũ Tây Nguyên, nhạc Cồng Mường, xòe Thái, sáo Mèo; bảo tồn, phục hồi các loại hình nghệ thuật truyền thống như: rối nước, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, dân ca quan họ Bắc Ninh, chèo, tuồng, cải lương; chấn hưng điện ảnh dân tộc… Nhằm khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng coi trọng gìn giữ và phát huy chủ nghĩa yêu nước. Đi đôi với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế thông qua nhiều phương thức hợp tác đa dạng, phong phú nhằm giới thiệu văn hóa,

trị nhân văn, các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và các công trình, tác phẩm văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của nhân loại.

Như vậy, vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với không ngừng tiếp biến văn hóa toàn nhân loại.

3.2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy văn hóa phát triển mạnh mẽ và toàn diện

Xã hội hóa hoạt động văn hóa là sự vận động và tổ chức nhằm thu hút mọi lực lượng xã hội trong nước và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến các giá trị văn hóa, tạo điều kiện cho văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, phong phú và nâng cao dần mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đây là quan điểm chủ đạo và tổng quát về xã hội hóa hoạt động văn hóa. Nó khẳng định động lực, nguồn lực của sự phát triển văn hóa là toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hóa hoạt động văn hóa tức là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân để tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển văn hóa, trên cơ sở đó, nâng cao quyền tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa theo hướng đa dạng hóa chủ thể hoạt động, tổ chức và quản lý văn hóa. Mặt khác, xã hội hóa hoạt động văn hóa chính là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong toàn xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, các đoàn thể chính trị, các thành phần kinh tế, nhân dân trong và ngoài nước để phát triển sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thực tiễn lịch sử dân tộc đã chứng kiến sự phát triển của văn hóa dân tộc trong lịch sử hàng nghìn năm đã gắn với việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, mà trước hết là sự tham gia tích cực, chủ động, toàn diện

lưu giữ văn hóa. Vì thế, những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Bước vào thời kỳ đổi mới, kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về việc huy động sức mạnh của toàn dân tộc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, Đảng ta chủ trương: “Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới” [10, tr.15]. Về nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, Đảng nhấn mạnh: “Văn hóa, văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội. Phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước” [8, tr.55].

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, Chính phủ chỉ đạo ngành văn hóa và các địa phương trong cả nước đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông qua việc đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các đơn vị trong ngành cụ thể hóa kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương và tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo ở địa phương. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm trong kinh doanh văn hóa phẩm. Tại các địa phương, Ban chỉ đạo ở các tỉnh, thành phố tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch hướng dẫn các quận, huyện, thị xã và các đơn vị cơ sở triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, Đảng đã động viên, huy động sự tham gia tích cực, chủ động, toàn diện của mọi tầng lớp nhân dân vào toàn bộ quá trình sáng tạo, truyền bá, phổ biến và lưu giữ văn hóa. Thực tiễn những năm đổi mới đã khẳng định, nhân dân đóng vai trò to lớn trong việc giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa. Đồng thời, họ còn tham gia tích cực vào việc phục dựng các lễ hội dân gian truyền

thống. Tại các lễ hội, từ lễ hội Đền Hùng đến những lễ hội ở khắp các vùng, miền trong cả nước, người dân đóng vai trò chính trong việc khôi phục những nghi thức vốn có của lễ hội, đồng thời là thành viên tích cực tham gia các hoạt

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 70)