Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 25)

6. Về kết cấu khóa luận

1.3.2.Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chú trọng gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là: các di sản văn hóa, các lễ hội và truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông, những thuần phong mỹ tục, các vốn văn hóa cổ của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Năm 1992, Chính phủ thông qua Chương trình quốc gia: Tổng kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, Quyết định số 25QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa.

Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ba chương trình cấp Nhà nước, trong đó có Chương trình chống xuống cấp di tích. Mục tiêu của chương trình là tôn tạo, tu sửa, nâng cấp di tích, trong đó chủ yếu là di tích lịch sử và cách mạng. Năm 1994, Nhà nước cấp 23,650 tỷ đồng, năm 1995 28,278 tỷ đồng. [1: tr.49].

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự tích cực, chủ động của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nên trong những năm 1991-1996 nhiều di tích được bảo tồn như: Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Keo (Thái Bình), Đền Hùng (Phú Thọ), Cố đô Huế, các Tháp Chàm miền Trung, địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị),...

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước chủ trương phục hồi, phát triển các lễ hội truyền thống. Những lễ hội ở mọi vùng miền của đất nước là sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong những năm

1991-1996, nhiều lễ hội được tổ chức. Theo Báo cáo Hiện trạng văn hóa thông tin các tỉnh, thành phố giai đoạn 1992-2002 của Bộ Văn hóa - Thông tin, đến năm 1996, cả nước có hàng nghìn lễ hội. Trong đó, Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với các địa phương tổ chức hơn 100 lễ hội đặc sắc. Tiêu biểu là: Hội Đức Thánh Trần (Bà Rịa - Vũng Tàu); Hội Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương (Hà Tây); Hội Làng Nùng (Hà Giang); Giỗ Tổ Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh)…

Ngoài ra, Đảng và Nhà nước coi trọng việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa. Trong số các truyền thống quý báu của dân tộc, nổi lên hàng đầu và cũng là điều cốt lõi nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam chính là lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, truyền thống vì đại nghĩa của dân tộc. Do đó, Đảng chủ trương tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, từng bước hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại.

Cùng với đó, Đảng chỉ rõ: Chúng ta phải đưa truyền thống cộng đồng lên một tầm cao mới, vì đó là sức mạnh cố kết giúp dân tộc ta đứng vững trước các thế lực thiên tai và ngoại xâm, làm nên những trang sử hào hùng của lịch sử dân tộc. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi lối sống chạy theo đồng tiền, bất chấp đạo lý và cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau để làm giàu bằng mọi giá thì việc phát huy ý thức cộng đồng lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân và các phong trào “vì người nghèo”, “ủng hộ đồng bào bão lụt”, “ủng hộ quỹ trẻ em nghèo vượt khó”… của dân tộc có vai trò quan trọng để điều tiết, hạn chế bớt mặt trái của cơ chế thị trường, giúp cho sự nghiệp đổi mới đi đúng hướng. Trong bối cảnh mới, Đảng khẳng định, tính cộng đồng phải được kế thừa, phát huy lên tầm cao mới không chỉ là cộng đồng làng xã mà còn là cộng đồng dân tộc, cộng đồng quốc tế; không chỉ là

tình cảm mà còn là trách nhiệm. Mặt khác, những hạn chế của tính cộng đồng truyền thống như tính địa phương, cục bộ,phải được khắc phục.

Đi đôi với việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, các vốn văn hóa cổ và bản sắc văn hóa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước chủ trương chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy cùng các giá trị văn hóa trái với thuần phong, mỹ tục và các giá trị đích thực của văn hóa dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII chỉ rõ: “... có quy định nghiêm ngặt bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc, chống xâm nhập vào nước ta những tác phẩm xấu, độc hại” [11, tr.57].

Song song với công tác phòng chống các sản phẩm văn hóa độc hại, việc chú trọng đấu tranh lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực văn hóa và đẩy mạnh bài trừ các tệ nạn xã hội cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh. Chính phủ ra nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng chống tệ nạn xã hội. Nhiều địa phương đã có những biện pháp kiên quyết và sáng tạo trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội và đấu tranh chống văn hóa phẩm đồi trụy. Tuy nhiên, do công tác quản lý nhà nước của ngành văn hóa và các địa phương còn nhiều bất cập nên những năm giữa thập kỷ 90, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực tràn lan khắp các đô thị với các bức ảnh, tiểu thuyết khiêu dâm, kích động bạo lực. Trước tình hình đó, ngày 12-12-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 87/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 814/CT-TTg về "Tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng". Ngày 14-12-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Tiếp đó, ngày 25-12-1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 64-CT/TW Về việc tăng cường lãnh đạo, quản lý, lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động

văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.

Cùng với chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, và thiết lập trật tự kỷ cương trên lĩnh vực văn hóa, dịch vụ văn hóa, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng mở rộng giao lưu văn hóa với các nước và các dân tộc trên thế giới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đều nhấn mạnh quan điểm: gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa toàn nhân loại. Đó là một chủ trương đúng đắn, đồng thời cũng là vấn đề mang tính tất yếu. Bởi lẽ, quá trình quốc tế hóa về kinh tế, về thông tin sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình quốc tế hóa về văn hóa. Mỗi giá trị văn hóa của một dân tộc được tạo ra, lập tức được cả thế giới tiếp nhận và trở thành tài sản chung của cả nhân loại. Thông qua quá trình giao lưu văn hóa, văn hóa của từng khu vực, từng dân tộc có thể tìm thấy những quy luật phổ biến, những tiếng nói chung, nhưng cũng có những quy luật đặc thù, những tiếng nói riêng.

Trong quá trình giao lưu văn hóa, Đảng ta kiên quyết bài trừ những yếu tố phản văn hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa dân tộc và nền an ninh quốc gia. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới cuộc đấu tranh “diễn biến hòa bình” trên mặt trận văn hóa. Bởi lẽ, lịch sử nhân loại cho thấy “văn hóa không chỉ là nền tảng để phát triển dân tộc mà còn là công cụ bảo vệ dân tộc. Một dân tộc có thể mất Tổ quốc nhưng vẫn giữ gìn được văn hóa, nhưng một dân tộc bị nước ngoài lũng đoạn về mặt văn hóa thì dân tộc đó sẽ mất tất cả” [13, tr.40].

Thực hiện chủ trương tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Đảng và Nhà nước, trong những năm 1991-1996, hợp tác và giao lưu văn hóa quốc tế đạt được một số thành tựu quan trọng.

Nhà nước ký Hiệp định văn hóa với khoảng 30 nước và hàng chục tổ chức quốc tế; có trên 100 dự án về hợp tác văn hóa [33, tr125].

Trong giao lưu văn hóa quốc tế, thành tựu nổi bật là việc triển khai toàn diện các lĩnh vực hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại, mở rộng quan hệ ở nhiều địa bàn, nhiều châu lục từ châu Á, châu Âu, đến châu Mỹ, châu Phi. Thông qua giao lưu, hợp tác về văn hóa, chúng ta đã giới thiệu được đất nước và con người Việt Nam với thế giới; tiếp thu các giá trị, tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Qua đó, tạo nên sự đồng cảm, xích lại gần nhau giữa các nước với Việt Nam và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

1.3.3. Từng bƣớc đổi mới hoạt động văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng

Văn học - nghệ thuật là nhu cầu cần thiết của con người trong mọi xã hội, nó thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị cao quý lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp cho cuộc sống con người. Văn học - nghệ thuật thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ. Nó có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ tầng lớp dân cư, xây dựng môi trường đạo đức và con người chân chính. Đề cập đến vai trò của văn học - nghệ thuật trong đời sống xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định: “Không hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người” [7, tr.120-130].

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII khẳng định: “Sự nghiệp văn nghệ là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới” [12, tr.54]. Do vậy, phải thấm nhuần và thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, năm 1994, Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển điện ảnh dân tộc. Ngày 17-7-1995, Chính phủ ra Nghị định số 48-NĐ/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh. Trong hai năm 1994 và 1995, Nhà nước cấp hơn 60 tỷ đồng cho chương trình điện ảnh. Chính phủ còn ra quyết định triển khai thực hiện một số chính sách phát triển văn học nghệ thuật như: Chính sách hỗ trợ 100% kinh phí cho việc xây dựng các tiết mục của các đơn vị nghệ thuật dân tộc (tuồng, chèo, cải lương, dân ca, múa rối…); chế độ đặt hàng đối với các nhà văn, nhà thơ về đề tài thiếu nhi, đề tài chiến tranh cách mạng; chính sách tài trợ các tài năng văn hóa, nghệ thuật; chính sách về nhuận bút, về quyền tác giả; chính sách trợ giá, phụ cấp cho các ngành nghệ thuật. Nhằm cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước, Bộ Văn hóa - Thông tin ra nhiều văn bản hướng dẫn như: Thông tư số 37 (4-1995) hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp cho các chương trình mục tiêu ngành văn hóa;

Quyết định số 42 (7-1995) về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giải thưởng chuyên ngành về văn hóa, nghệ thuật; Thông tư số 67 (10-1995) hướng dẫn chế độ phụ cấp lãnh đạo nhà hát, đoàn nghệ thuật.

Sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước về cơ chế chính sách, kinh phí đã tạo nên những chuyển biến trong hoạt động văn hóa - nghệ thuật những năm 1991-1996.

Trên lĩnh vực điện ảnh, từ năm 1992 đến năm 1996, Chính phủ phê duyệt và cấp kinh phí toàn phần hoặc tài trợ một phần 100 tỷ đồng cho hàng trăm phim thuộc nhiều thể loại. Trong những bộ phim đó, đề tài đã gắn bó hơn với các vấn đề bức xúc của đất nước và thời đại; hướng về nông thôn và người lao động, người chiến sĩ, đồng thời chú trọng khai thác yếu tố bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, trong các phim đã miêu tả cuộc sống đen xen những

mảng màu sáng, tối với những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và bất hạnh nhằm thể hiện logic cuộc sống thường nhật trong cơ chế thị trường chứ tác giả không áp đặt chủ quan hoặc phô diễn những lời giáo huấn.

Ở lĩnh vực sân khấu, từ năm 1991 trở đi, sân khấu có bước phát triển mới: vừa tôn vinh cái thiện, cái đẹp của con người, vừa lên án cái ác, cái xấu trong đời sống, đồng thời từng bước thể nghiệm, tìm tòi hướng cách tân cho sân khấu truyền thống. Cùng với những cố gắng nâng cao chất lượng nghệ thuật, ngành sân khấu có nhiều nỗ lực trong việc xã hội hóa các hoạt động biểu diễn.

Ngành âm nhạc do tích cực đổi mới trên cơ sở đứng vững trên đôi chân của thành tựu âm nhạc dân tộc và hiện đại nên đã được công chúng chấp nhận và hưởng ứng. Âm nhạc cách mạng - nhạc đỏ được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư đã từng bước khẳng định được chỗ đứng trong đời sống xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của đông đảo nhân dân. Thành tựu nổi bật của hoạt động âm nhạc những năm đổi mới là có hàng trăm ca khúc viết về quê hương, đất nước, con người đứng được trên sân khấu và đọng lại trong tâm hồn của nhân dân.

Hoạt động nhiếp ảnh ở cả ba lĩnh vực: nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh dịch vụ đều có những thành tựu đáng kể. Đó là các triển lãm lớn được tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc thi ảnh quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ACCU 1996), Việt Nam đạt 18 giải, trong đó có 3 giải thưởng lớn [33, tr.89].

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động văn học - nghệ thuật những năm đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn một số lệch lạc, biểu hiện ở các khuynh hướng sau:

- Khuynh hướng phủ định quá khứ hào hùng của dân tộc được thể hiện bằng những lời lẽ quy kết cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đặc biệt là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khuynh hướng phủ định quá khứ còn tìm cách xuyên tạc hình tượng lãnh tụ, như tác phẩm Linh nghiệm; hạ bệ các anh hùng và danh nhân văn hóa của dân tộc, như tác phẩm Phẩm tiết; miệt thị lịch sử dân tộc và con người Việt Nam, như tác phẩm Vàng lửa và kiếm sắc.

- Khuynh hướng xuyên tạc sự thật đã khai thác triệt để mảng tối của bức tranh xã hội, coi cuộc đời chỉ là những hiện tượng xấu xa, tàn bạo với giọng văn lạnh lùng, tàn nhẫn. Tiêu biểu là các cuốn sách, truyện: Nổi loạn

của Đào Hiếu; Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù của Dương Thu Hương....

- Khuynh hướng đối lập chính trị với văn nghệ được phát ngôn dưới nhiều dạng khác nhau song phổ biến tồn tại ở các dạng phủ nhận giá trị nghệ thuật của văn học cách mạng; mơ hồ về quan điểm và nguyên lý văn nghệ cách mạng; ngộ nhận sự lãnh đạo của Đảng và cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng là chính trị hóa sáng tạo nghệ thuật.

- Khuynh hướng thương mại hóa nghệ thuật thể hiện ở chỗ, một số sách, báo xuất bản lậu có nội dung lệch lạc, giật gân, câu khách. Các hiện tượng chạy “sô” trong ca hát; những cảnh đàn thê, hát mướn của các diễn viên sân khấu cùng với thực trạng làm phim “mỳ ăn liền” trong điện ảnh, việc sáng

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 25)