Xây dựng và phát triển văn họ c nghệ thuật, thông tin đại chúng

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 56)

6. Về kết cấu khóa luận

2.2.3.Xây dựng và phát triển văn họ c nghệ thuật, thông tin đại chúng

theo tiêu chí tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII xác định xây dựng, phát triển văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng là hai nhiệm vụ chính trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để có thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, Đảng quyết định

“tăng nguồn đầu tư thích đáng cho khu vực sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật” [15, tr.78].

Chủ trương đó của Đảng và sự tăng cường chỉ đạo hoạt động sáng tác, biểu diễn văn học, nghệ thuật của Nhà nước đã tạo ra một diện mạo mới cho hoạt động trong lĩnh vực này. Nhà nước thành lập: Hội đồng xét tặng và trao giải thưởng cho các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, báo chí; Hội đồng Nhà nước xét duyệt và phong tặng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú. Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế hoạt động của các Hội Văn học - Nghệ thuật, ...

Nhờ định hướng của Đảng, sự đầu tư của Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin và các Hội chuyên ngành, Hoạt động văn học - nghệ thuật những năm 1996-2001 có nhiều khởi sắc. Nền văn học nghệ thuật nước nhà tập trung đi sâu vào các đề tài: Chiến tranh cách mạng, kháng chiến, thiếu nhi và miền núi. Các sáng tác văn học nghệ thuật không ngừng nâng cao tính chính trị, tính nhân dân, phát huy chức năng hiểu biết, khám phá sáng tạo, nắm bắt nhạy bén những diễn biến phức tạp của cuộc sống, biểu dương những nhân tố mới; phê phán các hiện tượng tiêu cực, góp phần tạo nên những điển hình sống động, những con người trung thực, dũng cảm, năng động, sáng tạo.

Trong số các ngành nghệ thuật, điện ảnh là ngành gặt hái được những kết quả đáng khích lệ qua Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Hà Nội năm 2000. Bộ phim Đời cát của Việt Nam đã giành được giải thưởng phim hay nhất. Các phim tài liệu Trở lại Ngư thủy, Chị Năm khùng, Chốn quê phản ánh trung thực đời sống người dân Việt Nam đã giành được giải vàng tại các kỳ liên hoan phim châu á - Thái Bình Dương các năm 1999, 2000, 2001. Tuy nhiên, hoạt động chiếu bóng hàng năm giảm xuống nhanh chóng. Nếu như năm 1990 cả nước có 1.239 đơn vị chiếu bóng với 325 rạp và 464.000 buổi chiếu thì đến năm 2000 còn 433 đơn vị, 158 rạp và 406.000 buổi

Tuy các Hội Văn học - Nghệ thuật đã có nhiều cố gắng để hướng đến tiêu chí vì một nền văn học - nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, song tính dân tộc vẫn chưa đậm nét trong các sáng tác văn học và các tác phẩm nghệ thuật. Âm nhạc và nghệ thuật dân tộc còn nhiều khó khăn trong việc thu hút khán giả. Hoạt động biểu diễn còn lộn xộn với các chương trình mang nặng tính thương mại cùng với hiện tượng “chạy sô” của các ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn. Công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật chưa làm tốt vai trò định hướng cho các hoạt động sáng tác và biểu diễn.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu về kinh tế với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Bộ Chính trị giao cho Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Nhà báo Việt Nam nghiên cứu, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi một số điều của Luật báo chí năm 1989. Ngày 12-6-1999, Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa X thông qua Luật Báo chí (sửa đổi). Trong những năm 1996-2001, Chính phủ ban hành các nghị định về: hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài; hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam và nghị định quy định chi tiết thi hành Luật báo chí… Những văn bản pháp quy của Nhà nước về báo chí, xuất bản đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của lĩnh vực này phát triển.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001 (Trang 56)