Sự khác biệt trên thực tế về tham vấn và công bố thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự khác biệt về chính sách thu hồi đất trong các dự án từ ba nguồn vốn đầu tư Ngân hàng thế giới, nhà nước và tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ (Trang 32)

Chính sách của WB quy định rằng người bị ảnh hưởng bởi dự án cần phải được thông báo đầy đủ và phải được tham vấn kỹ về tái định cư và các phương án bồi thường. Tham vấn người bị ảnh hưởng là việc làm đầu tiên cho tất cả các hoạt động liên quan đến tái định cư. Việc thực hiện tái định cư mà không có sự tham vấn có thể dẫn đến một chiến lược không phù hợp và cuối cùng là không có tác dụng. Không có sự tham vấn, người bị ảnh hưởng có thể sẽ phản đối dự án, gây ra những khó khăn về mặt xã hội, làm chậm đáng kể việc hoàn thành mục tiêu hay trì hoãn tiến độ thực hiện của dự án và chi phí sẽ tăng lên. Do đó, khi có tham vấn, sự phản đối ban đầu về dự án có thể sẽ được chuyển thành sự tham gia mang tính xây dựng (WB, 2009).

9 Kết quả phỏng vấn một người trực tiếp làm công tác đàm phán mua đất của một dự án do tư nhân làm chủ đầu tư, người trả lời đề nghị không nêu tên cá nhân và công ty.

Hình 3.6: Lớp tập huấn cho các đối tượng liên quan đến vận hành dự án

Nguồn: PMUCT, 2008

Trên thực tế, trước khi triển khai dự án, PMUCT tổ chức tập huấn cho nhóm cán bộ thực hiện PMU, cán bộ chính quyền cấp xã và quận, các nhóm lãnh đạo cộng đồng. Nội dung tập huấn bao gồm: (1) Giới thiệu về dự án Nâng cấp đô thị TPCT. (2) Vấn đề giới trong dự án NCĐT. (3) Kỹ năng vận động sự tham gia của cộng đồng. (4) Kiến thức cơ bản về hạ tầng cấp 3 – Giám sát thi công hạ tầng cấp 3. (5) Tham vấn cộng đồng trong tiến trình lập kế hoạch nâng cấp hạ tầng cấp 3. (6) Duy tu bảo dưỡng công trình. (7) Chính sách an toàn xã hội (PMUCT, 2008).

Hình 3.7: Tài liệu tuyên truyền về chính sách xã hội và giải phóng mặt bằng

Nguồn: PMUCT, 2010

Khi triển khai dự án, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được một tờ bướm tuyên truyền về chính sách xã hội và giải phóng mặt bằng bằng hình thức hỏi – đáp bốn nhóm vấn đề chính

là: Giới thiệu về dự án, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và vai trò của giám sát cộng đồng trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án10 (PMUCT, 2010).

Đối với Việt Nam hàng loạt văn bản cũng ra đời nhằm nêu cao vai trò của người dân trong việc tham gia vào hoạt động của các dự án đầu tư như: Chỉ thị số 30-CT/TW của Trung ương Đảng trong “Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”; NĐ 79/2003/NĐCP của CP về quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn; … đã yêu cầu công khai các vấn đề liên quan tái định cư như: các lý do, kế hoạch thu hồi đất, kế hoạch di dời, kế hoạch bồi thường chung, việc giải phóng mặt bằng cho những người bị ảnh hưởng… tuy nhiên các qui định trên còn yếu về chế tài và chưa qui định rõ cách thức thực hiện nên mức độ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” còn hạn chế. Tại TPCT có đến 47,8% hộ gia đình ở thành thị và 45,8% hộ gia đình ở nông thôn hoàn toàn không biết gì về các bước tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo dự án (Phan Trung Hiền, 2013).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Sự khác biệt về chính sách thu hồi đất trong các dự án từ ba nguồn vốn đầu tư Ngân hàng thế giới, nhà nước và tư nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ (Trang 32)