Về hợp đồng BHNT vô hiệu

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bảo hiểm Nhân Thọ và vấn đề vô hiệu hóa của hợp đồng (Trang 115)

- Về hậu quả pháp lý của hành vi “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm” hoặc “hành vi lừa dối”.

Hành vi “cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm” được quy định tại Điều 19 cũng tương tự như “hành vi lừa dối” được quy định tại Điều 22 nhưng hậu quả pháp lý được quy định khác nhau tại LKDBH 2000. Điều 19 quy định: DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi BMBH có một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho DNBH theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 19 của Luật này. Trong trường hợp DNBH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì BMBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; DNBH phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho BMBH do việc cung cấp thông tin sai sự thật. Điều 22 lại quy định nếu BMBH hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng vô hiệu. Hậu quả pháp lý quy định tại Điều 22 phù hợp với quy định của BLDS 2005 về hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối. Tuy nhiên Điều 19 LKDBH 2000 cũng là một quy định có cơ sở từ góc độ luật chuyên ngành. Tuy nhiên sự tồn tại của hai điều khoản này trong LKDBH 2000 gây nên sự không thống nhất trong việc

113

áp dụng pháp luật. Các DNBH khi phát hiện có “hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm” – thường là BMBH kê khai không đúng hoặc không kê khai các thông tin liên quan đến bệnh lý, tiền sử sức khỏe, phẫu thuật, tai nạn của NĐBH thì DNBH sẽ áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 19 LKDBH 2000 để đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên khi BMBH khởi kiện ra Tòa thì Tòa án thường giải quyết trường hợp vi phạm trách nhiệm kê khai trung thực theo hướng hợp đồng vô hiệu do giả tạo và buộc DNBH hoàn lại 100% phí bảo hiểm cho BMBH. Vì thế, sự tồn tại của Điểm a Khoản 2 Điều 19 LKDBH 2000 và Điểm d Khoản 1 Điều 22 LKDBH 2000 là một mâu thuẫn trong LKDBH 2000, không được sửa đổi, khắc phục trong LKDBH 2010. Các nhà làm luật Việt Nam cần xem xét và quy định lại để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, hạn chế rủi ro pháp lý cho DNBH cũng như BMBH. Cần quy định rõ trường hợp nào thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giải quyết theo hướng xử lý hoàn phí do hợp đồng vô hiệu (Điểm d khoản 1 Điều 22) trường hợp nào thì đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 19). Nên quy định đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi BMBH hoặc/ và NĐBH có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật mà nếu biết được thông tin đấy doanh nghiệp bảo hiểm sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm, trì hoãn chấp nhận bảo hiểm hoặc chấp nhận bảo hiểm với mức phí cao hơn.

- Bổ sung trường hợp vô hiệu của hợp đồng BHNT

Khoản 2 Điều 38 LKDBH 2000 quy định như sau: Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau đây: a) Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản; b) Người đang mắc bệnh tâm thần. Như vậy, có thể nhận thấy đây là 02 quy định cấm của LKDBH 2000. Sở dĩ các nhà làm luật quy định như trên vì không thể kinh doanh tính mạng, sức khỏe của (i) người chưa thành niên mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và (ii) người đang mắc bệnh tâm thần nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể có khiếm khuyết về năng lực hành vi dân sự. Chủ thể dưới 18 tuổi còn có ngoại lệ để tham gia bảo hiểm (khi được người đại diện

114

theo pháp luật chấp thuận bằng văn bản) còn người đang mắc bệnh tâm thần thì không có ngoại lệ này.

Bên cạnh đó, như đã đề cập tại phần nguyên tắc giao kết hợp đồng BHNT, bên cạnh nguyên tắc “quyền lợi có thể được bảo hiểm”, nguyên tắc “sự đồng ý bằng văn bản của NĐBH” là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của việc giao kết hợp đồng BHNT. Nếu vi phạm một trong hai nguyên tắc cơ bản này thì hợp đồng BHNT không thể có hiệu lực trên thực tế. Điều 22 LKDBH 2000 chỉ có quy định về trường hợp vô hiệu do BMBH không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Vì vậy, cần bổ sung vào Điều 22 các trường hợp hợp đồng BHNT vô hiệu do (i) Giao kết BHNT cho trường hợp chết của NĐBH mà không có sự đồng ý bằng văn bản của NĐBH hoặc người đại diện theo pháp luật nếu NĐBH dưới 18 tuổi và (ii) Giao kết hợp đồng BHNT cho trường hợp chết của NĐBH đang mắc bệnh tâm thần.

- Về quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện HĐBH vô hiệu trong trường hợp (i) BMBH không có quyền lợi có thể được bảo hiểm; (ii) và tại thời điểm giao kết HĐBH đối tượng bảo hiểm không tồn tại hoặc (iii) tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Ba trong bốn trường hợp cụ thể hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được quy định nói trên tại Điều 22 LKDBH 2000 đều thuộc nhóm vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Đây là các trường hợp vô hiệu tuyệt đối. LKDBH 2000 không quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện HĐBH vô hiệu trong những trường hợp này. Trong khi đó, Điều 30 LKDBH 2000 quy định: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Việc thiếu quy định về thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp vô hiệu nói trên cũng như việc không ghi nhận ba trường hợp đó là các trường hợp vô hiệu tuyệt đối hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật sẽ gây lung túng cho những bên tranh chấp (DNBH hoặc BMBH) trong việc khởi kiện và người áp dụng pháp luật – các Thẩm phán của Tòa án trong việc thụ lý và giải quyết tranh chấp. Rất có thể các bên trong quan hệ hợp đồng sẽ hiểu thời hiện khởi kiện bất kỳ lý do nào đối với hợp đồng BHNT là 03 năm, vì thế

115

mà có thể lỡ cơ hội khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp nói trên. Vì thế, tác giả cho rằng các nhà làm luật cần quy định rõ ràng thời hiệu khởi kiện HĐBH vô hiệu trong trường hợp (i) BMBH không có quyền lợi có thể được bảo hiểm; (ii) và tại thời điểm giao kết HĐBH đối tượng bảo hiểm không tồn tại hoặc (iii) tại thời điểm giao kết hợp đồng là không xác định thời hạn.

- Về việc xác định mức độ thiệt hại và trách nhiệm bồi thường do vi phạm quy định giao kết hợp đồng

Theo quy định của BLDS 2005, hậu quả pháp lý của HĐBH vô hiệu là (i) hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập (thời điểm giao kết); (ii) khi hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản, giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật; bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. BLDS 2005 không quy định thiệt hại ở đây được hiểu như thế nào và bao gồm những gì.

Như vậy, từ quy định trên của BLDS 2005, theo tác giả khi hợp đồng bảo hiểm bị tuyên là vô hiệu thì về mặt nguyên tắc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải hoàn lại số phí bảo hiểm đã thu cho BMBH đồng thời không phải chịu trách nhiệm trước những rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do lỗi của DNBH thì ngoài việc hoàn lại số phí bảo hiểm đã thu, DNBH phải trả thêm tiền lãi cho số phí bảo hiểm đó. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do lỗi của BMBH thì DNBH có quyền khấu trừ các chi phí hợp lý đã bỏ ra cho việc giao kết hợp đồng (chi phí hoa hồng trả cho đại lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp…). Tuy nhiên, hiện tại không có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc xử lý hợp đồng vô hiệu đặc biệt là những hợp đồng đặc thù như hợp đồng bảo hiểm cũng như nguyên tắc xác định mức độ thiệt hại và trách nhiệm bồi thường khi một trong các bên vi phạm nguyên tắc giao kết khiến hợp đồng BHNT vô hiệu. Do vậy, khi tranh chấp xảy ra không có một đường lối thống nhất chung cho việc

116

xử lý HĐBH vô hiệu dẫn đến tình trạng nhiều vụ tranh chấp có cùng bản chất, hiện tượng và thời điểm phát sinh nhưng lại có những bản án khác nhau bởi việc xác định mức độ thiệt hại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các thẩm phán. Vì thế, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cần quy định về cách xử lý hợp đồng BHNT vô hiệu, nguyên tắc xác định mức độ thiệt hại và trách nhiệm bồi thường khi một trong các bên vi phạm nguyên tắc giao kết khiến hợp đồng BHNT vô hiệu.

117

PHẦN KẾT LUẬN

Thị trường bảo hiểm Việt Nam thời gian qua đã phát triển với tốc độ khá nhanh và còn có nhiều tiềm năng. Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược thúc đẩy dịch vụ thị trường tài chính trong đó có thị trường bảo hiểm cả về quy mô và chất lượng.

Để thị trường BHNT phát triển an toàn, vững chắc, lành mạnh, hiệu quả và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên như mục tiêu Nhà nước Việt Nam đặt ra trong Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, pháp luật về BHNT nói chung trong đó có pháp luật về giao kết hợp đồng BHNT và hợp đồng BHNT vô hiệu cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

Trong phạm vi luận văn thạc sỹ của mình, trên cơ sở lý luận khoa học và sự đánh giá thực trạng pháp luật, tôi đã đưa ra một số bất cập của pháp luật về giao kết hợp đồng BHNT và hợp đồng BHNT vô hiệu, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện. Tôi mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các độc giả để tôi tiếp tục hoàn chỉnh luận văn trong thời gian gần nhất.

A

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2006), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005, NXB Tài Chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (1999), Pháp luật về bảo hiểm một số nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và Gia

đình Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí

Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng BHNT những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Lan Hương (2007), So sánh pháp luật về tổ chức và hoạt

động của Công ty bảo hiểm một số nước trên thế giới – kiến nghị giải pháp hoàn thiện mô hình liên kết tài chính của Công ty bảo hiểm ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Vũ Văn Mẫu (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, Khoa luật Đại học Quốc Gia Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phí Thị Quỳnh Nga (2011), “Những quy định cần cụ thể hóa trong luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi”, Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm, (3), 22-23- 24-25.

8. Phí Thị Quỳnh Nga (2006), Pháp luật về giao dịch BHNT ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Phí Thị Quỳnh Nga (2006), “Bàn về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu”, Tạp chí Tài chính Bảo hiểm, (3), 15-16-17.

B

10. Phí Thị Quỳnh Nga (2006), “Về yếu tố tuổi trong Luật kinh doanh bảo hiểm”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (8), 12-13.

11. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Nhà Pháp luật Việt Pháp (2002), Đại cương pháp luật hợp đồng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

13. Trương Mộc Lâm và Lưu Hiểu Khánh (2001), Một số điều cần biết về

pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội. 14. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

15. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

16. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân Gia đình, Hà Nội. 17. Quốc hội (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội.

18. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010, Hà Nội.

19. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (2004), Nguyên tắc kinh doanh BHNT, NXB Thống kê, Hà Nội.

20. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (2004), Quản lý nghiệp vụ BHNT, NXB Thống kê, Hà Nội.

21. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (2004), Chương trình đào tạo cơ bản bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.

22.Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (2001), Điều khoản mẫu sản phẩm An Sinh Giáo Dục (BV-NA9/2001), Hà Nội.

23. Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (2003), Điều khoản mẫu sản phẩm An Gia Tài Lộc (BV-NA9/2003), Hà Nội.

24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Tài chính, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

C

26. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.

27. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.

28. Nguyễn Hương Thu (2003), Pháp luật và các điều khoản mẫu áp dụng trong hợp đồng BHNT, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Đinh Minh Tuấn (2011), “Điểm mới của Luật kinh doanh bảo hiểm”,

Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm, (3), 18-19-20-21.

30. Đinh Minh Tuấn (2011), “Điểm mới của Luật kinh doanh bảo hiểm”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạp chí Tài chính – Bảo hiểm, (2), 20-21-22-23.

31. Hoàng Anh Tuấn (2007), Phân loại hợp đồng vô hiệu, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

32. Viện ngôn ngữ học (1994), Từđiển Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Phạm Thái Việt (2000), Những quy định chung của Pháp luật hợp đồng

các nước Pháp, Đức, Anh, Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tiếng Anh

34. Dagne Daukantaite (2004), “Is a family relationship alone enough to create an insurable interest in the life of the other?”, International Journal of Baltic Law, (1).

35.David Bland (1993), Insurance Principles and Practice, The Finance Publishing House, UK.

36. Harriett E. Jone (2010), Principles of Insurance: Life, Health and Annuites, LOMA, USA.

D

37. Masaaki Nakanishi (1995), Lectures on the law of life insurance contract, Incorporated Foundation Oriental Life Insurance Cultural Development Center, Japan.

38. Miriam Orsina Gene Stone (2011), Insurance Company Operation, LOMA, USA.

39. Raby Burgess J.W and Raby William L. (2004), Life Insurance without an Insurance Interest, Tax Analysts.

40. Satoru Takeuchi (1995), Life Insurance and Law, Incorporated Foundation Oriental Life Insurance Cultural Development Center, Japan.

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bảo hiểm Nhân Thọ và vấn đề vô hiệu hóa của hợp đồng (Trang 115)