Một số trường hợp hợp đồng BHNT vô hiệu khác

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bảo hiểm Nhân Thọ và vấn đề vô hiệu hóa của hợp đồng (Trang 95)

- Chủ thể giao kết hợp đồng không đáp ứng đủ điều kiện về năng lực theo luật định

Điều 130 BLDS 2005 quy định: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.

Đối với hợp đồng BHNT, để hạn chế rủi ro hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này, khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng của BMBH (tức là bộ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm), DNBH phải đánh giá kỹ lưỡng về năng lực hành vi dân sự của BMBH và NĐBH, người đại diện hợp pháp của NĐBH (trong trường hợp NĐBH chưa đủ 18 tuổi) thông qua việc xem xét Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh của các chủ thể này. Công việc này lại được DNBH thực hiện một lần nữa khi xem xét hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Trên thực tế, có nhiều trường hợp đến khi sự kiện rủi ro đã xảy ra, DNBH mới biết tại thời điểm giao kết hợp đồng, BMBH hoặc/ và NĐBH chưa đủ 18 tuổi. Đứng trước tình huống này, nhiều DNBH hoặc phải chấp nhận giải quyết quyền lợi bảo hiểm, trả số tiền bảo hiểm như đã cam kết cho người thụ hưởng (do DNBH đã chấp nhận bảo hiểm từ đầu) hoặc thừa nhận hợp đồng không phát sinh hiệu lực để hoàn trả lại phí bảo hiểm cho BMBH hoặc những người thừa kế hợp pháp của BMBH.

- Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng không hoàn toàn tự nguyện

 Nhầm lẫn

Theo Điều 131 BLDS 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định

93

tại Điều 132 của Bộ luật này”. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã đề cập đến (i) yếu tố “lỗi vô ý” của một bên, (ii) đối tượng của sự nhầm lẫn là “nội dung của giao dịch dân sự”.

Theo khoản 1, Điều 13 LKDBH, nội dung của hợp đồng bảo hiểm bao gồm: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; b) Đối tượng bảo hiểm; c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; e) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; f) Thời hạn bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí hoặc bồi thường; h) Các quy định giải quyết tranh chấp; i) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

Như đã đề cập tại Phần I của luận văn, theo quan điểm của tác giả, hợp đồng chỉ có thể vô hiệu do nhầm lẫn nếu có nhầm lẫn về đối tượng hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng BHNT, đối tượng hợp đồng là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của NĐBH. Về mặt lý thuyết, trường hợp hợp đồng BHNT vô hiệu do nhầm lẫn chỉ phát sinh khi BMBH hoặc và NĐBH có lỗi vô ý khiến DNBH nhầm lẫn về là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của NĐBH mà đồng ý phát hành hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế trường hợp vô ý này không xảy ra vì khi đề nghị giao kết hợp đồng, BMBH và NĐBH phải kê khai Giấy yêu cầu bảo hiểm – mẫu do DNBH thiết kế với những câu hỏi cụ thể, rành mạch về nhân thân, sức khỏe của BMBH và NĐBH nên khả năng BMBH và NĐBH “vô ý” trả lời không trung thực là không thể.

 Đe dọa

Điều 132 BLDS 2005 quy định: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. Tuy

94

nhiên quy định này chưa chính xác ở quan điểm về đe dọa vì hợp đồng chỉ có thể vô hiệu do giao kết mà không thể vô hiệu do thực hiện.

Hiện nay, vô hiệu do bị đe dọa không phải là một tình huống thường gặp đối với hợp đồng BHNT tại Việt Nam.

- Hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức

Cụ thể tại Điều 401 BLDS 2005, “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” lại thể hiện quan điểm hình thức hợp đồng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm, Điều 14 LKDBH 2000 quy định: Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Sở dĩ có quy định này vì hợp đồng BHNT là hợp đồng phức tạp, có yếu tố kỹ thuật, có thời hạn dài. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 38 LKDBH 2000 quy định: Khi BMBH giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Từ các quy định này, để tránh việc đối diện với Tòa án khi BMBH khởi kiện tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định hình thức, nhiều DNBH đã phải chấp nhận giải quyết hợp đồng theo hướng hợp đồng không phát sinh hiệu lực, hoàn lại 100% số phí bảo hiểm cho BMBH hoặc những người thừa kế của BMBH khi hợp đồng vi phạm hình thức như thiếu chữ ký của NĐBH hoặc người đại diện hợp pháp của NĐBH (thường khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm, khi NĐBH đã tử vong). Mặc dù trên thực tế, NĐBH vẫn có các hành vi khác thể hiện việc tự nguyện tham gia bảo hiểm như đi kiểm tra sức khỏe theo yêu cầu của DNBH.

Sau đây là một vụ việc tương đối điển hình liên quan đến trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức hợp đồng. Hợp đồng An Gia Phát Lộc số 065/896 với NTGBH là Phạm Thị H, NĐBH là Triệu Bích T (con gái

95

NTGBH, sinh năm1986), hợp đồng có hiệu lực từ ngày 28/8/2008, số tiền bảo hiểm: 15 tr đ, tổng số phí đã nộp 8.730.600 đ do Công ty BHNT YB phát hành và quản lý.

Tháng 1/2010, NĐBH tử vong. BVNT xác minh thấy NĐBH đã được chẩn đoán và điều trị "hội chứng thận hư/ tràn dịch màng bụng" từ 30/7/2007 – trước khi tham gia bảo hiểm. Các câu hỏi về bậnh thận hư và suy thận tại Giấy yêu cầu bảo hiểm đều đã được trả lời “không”. Trong khi đó, theo quy định nội bộ về đánh giá rủi ro của Công ty BHNT YB, nếu biết NĐBH bị hội chứng thận hư trước khi tham gia bảo hiểm thì BVNT sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm.

Tuy nhiên Giấy yêu cầu bảo hiểm số 0189171 không có chữ ký của NĐBH. Chữ ký tại mục NTGBH giống với chữ ký của đại lý Nguyễn Thị Thúy Đ (đã nghỉ việc). Ngày 13/7/2010, ông Triệu Đức Thêm - bố NĐBH có đơn thư xác nhận NTGBH không tự tay điền thông tin và ký vào Giấy yêu cầu bảo hiểm.

 Trong vụ việc này tác giả nhận thấy, nghĩa vụ cung cấp thông tin đã bị vi phạm cụ thể như sau:

 Theo Điều 4.1/ Điều khoản An Gia Phát Lộc, nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng một cách đầy đủ và trung thực thuộc về cả Bên mua bảo hiểm.

 Trong giai đoạn giao kết: BMBH – bà Phạm Thị Hậu đã biết NĐBH - con gái của Bà - Triệu Bích Thùy được chẩn đoán và điều trị “hội chứng thận hư kết hợp” từ ngày 30/7/2007 đến ngày 6/8/2007 (bệnh án ngày 1/2/2010 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái). Tuy nhiên, BMBH đã trả lời “không” tại các câu hỏi số II.A.5 và II.C.21 trong Giấy yêu cầu bảo hiểm số 0189171 ngày 28/8/2008. Nếu biết NĐBH bị bệnh nói trên, Bảo Việt Nhân thọ sẽ từ chối chấp nhận bảo hiểm.

 Trong quá trình thực hiện hợp đồng:

+ Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, BVNT không nhận được bất kỳ thông tin bổ sung nào về tình trạng sức khỏe của NĐBH.

+ Trong khi đó, BMBH có đủ điều kiện để để thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ chấp hành các cam kết trong hợp đồng vì các lý do sau:

96

 Hợp đồng An Gia Phát Lộc số 0650460000896 đã có hiệu lực được khoảng gần 1,5 năm từ ngày 28/8/2008 đến ngày NĐBH tử vong 6/1/2010. Do đó, BMBH có đủ thời gian để tìm hiểu hợp đồng, thực hiện các nghĩa vụ liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 BMBH nhận các thông báo về hợp đồng, nộp phí bảo hiểm định kỳ và yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Như vậy, BMBH đã nhận thức đầy đủ quyền lợi cũng như trách nhiệm liên quan đến hợp đồng.

 BMBH là người biết rõ về tình trạng sức khỏe của NĐBH (Hồ sơ bệnh án ngày 18/12/2009 – 31/12/2009 của bệnh viện đa khoa huyện Văn Chấn và bệnh án số 09-00-32388 ngày 12/11/2009 của bệnh viện Bạch Mai đều thể hiện BMBH là người đưa NĐBH đi điều trị bệnh). Như vậy, theo Điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều 4.1.1 và 4.1.2/ ĐK An Gia Phát Lộc, BVNT có quyền (i) chấm dứt thực hiện Hợp đồng; (ii) không hoàn lại cho Bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng và lãi chia luỹ tích (nếu có) tính đến ngày chấm dứt thực hiện Hợp đồng và (iii) không chịu trách nhiệm về những rủi ro đã phát sinh.

 Về hình thức của hợp đồng

 NĐBH (22 tuổi vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực) không ký tên trên Giấy yêu cầu bảo hiểm.

 So sánh chữ ký “Hậu”, “Phạm Thị Hậu” tại mục Bên mua bảo hiểm thấy (i) giống với chữ ký của đại lý Nguyễn Thị Thúy Điệp và (ii) khác so với chữ ký của Bà Phạm Thị Hậu tại đơn thư ngày 21/4/2010. Như vậy, rất có khả năng đại lý đã ký mạo tại mục Bên mua bảo hiểm trong Giấy yêu cầu GQQLBH. Vấn đề về chữ ký cũng đã được ông Trần Đức Thêm đặt ra tại đơn thư ngày 13/7/2010.

 Về công tác khai thác hợp đồng của đại lý

 Theo quyết định số 60/BVNTYB/QĐ-GĐ 2009 của Công ty, đại lý Nguyễn Thúy Điệp bị thanh lý hợp đồng do vi phạm kỷ luật từ ngày 25/8/2009. Công ty đã tích cực tìm gặp đại lý nhưng không được do đại lý đã rời khỏi địa

97

phương. Vì thế, BVNT không có cơ sở để xác minh lại quá trình tư vấn, khai thác hợp đồng này.

 Hồ sơ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định nghiệp vụ và đạo đức đại lý (không đề nghị NĐBH ký tên trên Giấy yêu cầu bảo hiểm; khả năng ký mạo lục BMBH tại Giấy yêu cầu bảo hiểm là cao). Bản thân đại lý cũng đã “tiền lệ” chiếm dụng phí, thu phí sai quy định. Xin xem Biên bản đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý ngày 25/8/2009.

 Về công tác chấp nhận bảo hiểm của Công ty

Công ty vi phạm quy định nghiệp vụ vì chấp nhận bảo hiểm khi Giấy yêu cầu bảo hiểm thiếu chữ ký của NĐBH.

 Về trách nhiệm của Bên mua bảo hiểm

Với những phân tích tại phần 1, BMBH đã vi phạm nghĩa vụ kê khai trung thực, cung cấp thông tin từ giai đoạn giao kết đến suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Vì thế, khách hàng, đại lý và Công ty đều có lỗi trong việc tham gia hợp đồng bảo hiểm nói trên.

 Thực tế Công ty BHNT YB đã giải quyết hợp đồng này như sau:

* Công nhận hợp đồng không phát sinh hiệu lực và hoàn lại phí cho NTGBH dựa trên các quy định pháp luật sau:

+ Khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.

+ Điều 570 Bộ luật dân sự về hình thức của hợp đồng bảo hiểm: “HĐBH phải được lập thành văn bản. GYCBH có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của HĐBH”.

+ Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý

98

bằng văn bản”. (tức là phải có chữ ký của NĐBH trên GYCBH nếu NĐBH đã thành niên).

* Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005, ngoài việc (i) các bên tham gia hợp đồng phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thì (ii) bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Trên thực tế, tham gia hợp đồng này Công ty BHNT YB đã chịu các chi phí sau: hoa hồng cho đại lý, chi phí đánh giá rủi ro, phát hành hợp đồng, quản lý hợp đồng và giám định xác minh. Vụ việc phát sinh còn gây thiệt hại đến danh tiếng và uy tín của Công ty. Tuy nhiên do lỗi thuộc về cả các bên tham gia hợp đồng và xét đến hoàn cảnh gia đình thương binh của khách hàng, Công ty BHNT YB không yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Thiết nghĩ cách xử lý nói trên là thích hợp với quy định pháp luật và bản chất vụ việc.

Để hạn chế trường hợp hợp đồng BHNT vô hiệu do vi phạm quy định hình thức ngay từ giai đoạn giao kết hợp đồng, các DNBH cần lưu ý như sau:

+ Đội ngũ cán bộ đánh giá rủi ro, phát hành hợp đồng phải kiểm tra kỹ các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm để đảm bảo có đầy đủ chữ ký và chữ ký mẫu của đúng Người tham gia bảo hiểm/ Người được bảo hiểm theo quy định. Trường hợp phát hiện nghi vấn, thiếu sót, cần có biện pháp xác minh và bổ sung đầy đủ.

+ Chỉ ra Thông báo chấp nhận bảo hiểm và phát hành hợp đồng khi hồ sơ yêu cầu bảo hiểm đã đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết theo đúng các hướng dẫn của BHNT Việt Nam.

+ Các Công ty cần tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ, nhân viên và đội ngũ Đại lý/ Tư vấn viên của mình biết và thực hiện tốt quy định về hình thức hợp đồng. Đồng thời có biện pháp thường xuyên kiểm tra, giám sát và chế tài đối với cán bộ nghiệp vụ và Đại lý/ Tư vấn viên nếu để xảy ra tình trạng thiếu sót và bất cẩn làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng BHNT.

+ Đối với các hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, để tránh trường hợp phải công nhận hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức, các Công ty cần rà soát

99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lại các Giấy yêu cầu bảo hiểm. Trường hợp phát hiện Giấy yêu cầu bảo hiểm không có chữ ký, hoặc có dấu hiệu nghi vấn chữ ký trên Giấy yêu cầu bảo hiểm không phải của BMBH/ NĐBH theo đúng quy định, Công ty cần yêu cầu BMBH/ NĐBH của hợp đồng xác nhận các thông tin về hợp đồng. Các công ty có thể soạn một mẫu

Một phần của tài liệu Giao kết hợp đồng bảo hiểm Nhân Thọ và vấn đề vô hiệu hóa của hợp đồng (Trang 95)