Như đã đề cập trên, để bảo vệ quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, bảo vệ trật tự công, sự ra đời của chế định hợp đồng dân sự vô hiệu là tất yếu khách quan. Việc phân loại hợp đồng vô hiệu không chỉ có ý nghĩa giúp hiểu sâu sắc về bản chất của hợp đồng vô hiệu mà còn có ý nghĩa quan trong để xem xét khi quyết định nới rộng hoặc thu hẹp hoặc loại bỏ các giá trị cần bảo vệ.
a) Hợp đồng dân sự vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối Theo tác giả Vũ Văn Mẫu, sự phân biệt hai loại vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối là một kết quả của sự tiến hóa trong lịch sử luật La Mã [6]. Các nhà nghiên cứu và luật thực định đã đề cập đến việc phân loại hợp đồng vô hiệu nhưng chưa có hệ thống tiêu chí chuẩn mực nào để phân loại. BLDS 2005 không có điều khoản nào quy định cụ thể vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối, song những quy định về xử lý hậu quả hoặc thời hiệu khởi kiện đã ít nhiều phân biệt những hợp đồng vô hiệu do vi phạm lợi ích chung và riêng. Theo tiêu chí về “quyền năng khắc phục tình trạng vô hiệu của một hoặc các bên tham gia” thì việc phân loại theo hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối cụ thể như sau:
25
- Các trường hợp hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
Khi hợp đồng được giao kết thuộc một trong ba trường hợp dưới đây sẽ bị vô hiệu tuyệt đối, một hoặc các bên tham gia có thể từ chối thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng vô điều kiện. Khi phát sinh tranh chấp từ việc đảm bảo thực hiện hợp đồng mà được giải quyết tại Tòa án thì Tòa án có quyền tuyên hợp đồng vô hiệu không phụ thuộc vào yêu cầu của một hoặc các bên vì Tòa án có thể tự mình yêu cầu tuyên vô hiệu để đảm bảo lợi ích chung. Khi hợp đồng bị coi là vô hiệu tuyệt đối thì các bên giao kết hợp đồng không có cơ hội để làm cho hợp đồng trở nên có hiệu lực.
+ Hợp đồng có đối tượng là tài sản bị cấm giao dịch
Đối tượng của hợp đồng bao gồm hai nhóm chính là (i) tài sản và (ii) công việc. Nhóm đối tượng của hợp đồng là tài sản được giới hạn là những tài sản, quyền tài sản không bị cấm giao dịch hoặc chuyển nhượng được quy định bởi pháp luật hiện hành. Việc xác định một hợp đồng vô hiệu do đối tượng là tài sản bị cấm giao dịch chỉ được thực hiện khi hành vi giao kết, thực hiện hợp đồng của chủ thể chưa cấu thành tội phạm. Đây là trường hợp vô hiệu do thuộc yếu tố “hành vi giao kết và thực hiện thỏa thuận của các bên xâm phạm trật tự công” – một trong các yếu tố của hợp đồng vô hiệu đã được đề cập tại mục 2.1.1.
Theo Khoản 1 Điều 402 BLDS 2005, “đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm”. Theo Điều 282 BLDS 2005, “Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định cụ thể. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Pháp luật Việt Nam cũng có một quy định chung cho các trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, cụ thể là Điều 128 BLDS 2005: Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định
26
của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
+ Hợp đồng có đối tượng là công việc mà khi thực hiện hoặc không thực hiện sẽ vi phạm điều cấm của pháp luật (trừ pháp luật hình sự) và/ hoặc xâm phạm đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, quyền con người.
Đây cũng là trường hợp vô hiệu do thuộc yếu tố “hành vi giao kết và thực hiện thỏa thuận của các bên xâm phạm trật tự công” – một trong các yếu tố của hợp đồng vô hiệu đã được đề cập tại mục 2.1.1. Trường hợp này cũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 128 BLDS 2005 như đề cập trên.
+ Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
Quy định này nhằm định hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng cụ thể: Các hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan đều được xác định là vô hiệu, các bên tham gia hợp đồng không thể khắc phục được.
Đối với hợp đồng BHNT, Điểm b Khoản 1 Điều 22 LKDBH 2000 quy định hợp đồng bảo hiểm vô hiệu nếu tại thời điểm giao kết, đối tượng bảo hiểm không tồn tại.
Như vậy, hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là thỏa thuận mà khi giao kết bị coi là vô hiệu, việc cố ý thực hiện hợp đồng luôn được coi là vi phạm pháp luật hoặc có thể bị xã hội lên án và mọi cố gắng, quyết định của một hoặc các bên tham gia không thể làm cho hợp đồng đó trở nên có hiệu lực.
- Các trường hợp hợp đồng vô hiệu tương đối
+ Chủ thể giao kết hợp đồng không đáp ứng đủ điều kiện về năng lực theo luật định
Như đã đề cập tại mục 2.1.1, trường hợp này thuộc dấu hiệu về năng lực giao kết của chủ thể. Như đã đề cập trên, chủ thể giao kết hợp đồng BHNT là DNBH và BMBH. BMBH phải tự nhân danh bản thân để giao kết hợp đồng BHNT và DNBH thì phải thông qua người đại diện hợp pháp. Như vậy, việc giao kết hợp đồng buộc phải thông qua hành vi của con người. Thông thường năng lực hành vi của cá nhân
27
được xác định theo độ tuổi; các trường hợp đặc biệt được xác định theo độ tuổi và/ hoặc tình trạng bệnh tật và/ hoặc tình trạng tài sản. Nếu chủ thể giao kết hợp đồng là (i) dưới 15 tuổi hoặc (ii) người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hoặc (iii) người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc (iv) người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện giao kết hợp đồng nói chung trong đó có hợp đồng BHNT thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng do những người có khiếm khuyết về năng lực hành vi đó giao kết.
Điều 130 BLDS 2005 quy định: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.
Như vậy, việc xác định năng lực hành vi của chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có khiếm khuyết về năng lực khi họ đã xác lập hợp đồng với người có năng lực hành vi đầy đủ. Theo như Vũ Văn Mẫu, trường hợp này chỉ đem lại sự vô hiệu tương đối vì bên được mặc định là có thể bị thiệt hại (do bên có năng lực hành vi đầy đủ gây ra) có quyền nại ra sự vô hiệu hoặc không (số phận của hợp đồng phụ thuộc vào sự định đoạt của họ).
Đối với tổ chức, pháp nhân thì năng lực giao kết hợp đồng được xác định là sự kết hợp giữa năng lực hành vi của người đại diện và điều kiện, phạm vi kinh doanh (tư cách, năng lực của tổ chức, pháp nhân) được xác định trên cơ sở đăng ký kinh doanh. Bất kỳ hợp đồng nào được giao kết khi tổ chức, pháp nhân chưa có quyền năng giao kết và thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật thì hợp đồng đó vô hiệu tương đối do sự khiếm khuyết có thể khắc phục được và hợp đồng có thể trở nên có hiệu lực.
+ Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng không hoàn toàn tự nguyện
Như đã đề cập trên, trường hợp này thuộc dấu hiệu về sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể. Quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng thực chất là việc tuyên
28
bố ý chí và chấp nhận ý chí của các bên tham gia. Trong quan hệ hợp đồng, việc tuyên bố ý chí gọi là đề nghị giao kết hợp đồng và việc chấp nhận ý chí gọi là xác lập quan hệ hợp đồng. Sự thống nhất ý chí chỉ được coi là đích thực khi các bên tham gia thực hiện hành vi của mình một cách tự nguyện.
Luật pháp của các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận nguyên tắc tự nguyện trong giao dịch dân sự. Điều 4 BLDS 2005 quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào”. Điều 389 BLDS 2005 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, trong đó có nguyên tắc “Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”. Hầu hết hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới đều thừa nhận 3 yếu tố cơ bản làm cho tính tự nguyên của các bên không được đảm bảo, gây thiệt hại đến lợi ích tư, đó là: nhầm lẫn, lừa dối và đe dọa.
Nhầm lẫn
Theo Điều 131 BLDS 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã đề cập đến (i) yếu tố “lỗi vô ý” của một bên, (ii) đối tượng của sự nhầm lẫn là “nội dung của giao dịch dân sự”. Yếu tố lỗi vô ý của một bên gây nhầm lẫn cho bên kia là dấu hiệu nhận biết trường hợp hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn. Nếu một bên có lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung giao dịch dân sự thì pháp luật Việt Nam quy định giải quyết như trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa. Pháp luật Việt Nam quy định đối tượng của sự nhầm lẫn dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu là “nội dung của giao dịch dân sự”. Tuy nhiên thiết nghĩ nội dung của giao dịch dân sự là một khái niệm rộng bao gồm nhiều yếu tố như đối tượng giao dịch, thời gian thực hiện, phương thức thanh toán ... Trên thực tế, chỉ có sự nhầm lẫn về đối tượng của
29
hợp đồng do lỗi vô ý của bên tuyên bố ý chí mới có thể ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng. Các trường hợp nhầm lẫn khác không cần thiết phải được bảo vệ bằng việc trao quyền yêu cầu tuyên vô hiệu. Bởi vì trước khi nhầm lẫn, các nên đều mong muốn xác lập và thực hiện hợp đồng với nhau. Hơn nữa, pháp luật cần phải dự liệu để hạn chế sự lạm dụng quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu của một bên nhằm xâm phạm đến lợi ích của bên kia.
Lừa dối
Theo ngôn ngữ pháp luật, lừa dối là một xảo thuật dùng để lừa gạt người khác. Điều 1116 BLDS Pháp quy định, “lừa dối là một căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu. Khi một bên có những thủ đoạn gian dối đối với bên kia mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không giao kết hợp đồng”. Theo Điều 132 BLDS 2005, “lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Như vậy, lừa dối chỉ có thể coi là yếu tố làm cho hợp đồng vô hiệu khi bên lừa dối đã dùng một thủ đoạn để thực hiện việc lừa dối và sự lừa dối này có tính chất quyết định đến việc giao kết hợp đồng của bên bị lừa dối. Với điều kiện này, lừa dối không thể xác định bằng suy đoán mà phải chứng minh. Cũng theo Điều 132 BLDS 2005, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Người bị lừa dối, khi yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì phải chứng minh rằng quyết định giao kết hợp đồng là do bên kia dùng thủ đoạn gian dối.
Đe dọa
Điều 132 BLDS 2005 quy định: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. Tuy nhiên quy định này chưa chính xác ở quan điểm về đe dọa vì hợp đồng chỉ có thể vô hiệu do giao kết mà không thể vô hiệu do thực hiện.
30
Điều kiện để xác định hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa là: có hành vi đe dọa diễn ra tại thời điểm giao kết hợp đồng; hành vi đe dọa phải mang tính quyết định đối với bên bị đe dọa, buộc phải giao kết hợp đồng trái ý muốn, mặc dù mức độ đe dọa chưa đến mức bất khả kháng; hành vi đe dọa phải tác động trực tiếp đến người giao kết hợp đồng hoặc những người thân thuộc của người giao kết hợp đồng.
Trong 3 trường hợp vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, mức độ ảnh hưởng đến tính tự nguyện có khác nhau. Tuy nhiên các chủ thể bị lừa dối, nhầm lẫn, đe dọa lại có chung một quyền năng nại ra sự vô hiệu của hợp đồng trong một thời gian nhất định (thời hiệu khởi kiện). Thời hiệu này theo quy định tại Điều 136 BLDS 2005 là 02 năm kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Đối với hợp đồng BHNT, thời hiện khởi kiện được LKDBH 2005 quy định là 03 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Bên bị nhầm lẫn, bị đe dọa hoặc bị lừa dối có toàn quyền quyết định việc thụ hưởng hay từ bỏ thực hiện quyền. Nếu bên bị nhầm lẫn, bị đe dọa hoặc bị lừa dối không yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu trong thời hiệu quy định như trên hoặc mong muốn thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên có hiệu lực thi hành. Như vậy, hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, bị đe dọa hoặc bị lừa dối luôn tồn tại cơ hội khắc phục để trở nên có hiệu lực.
+ Hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức
Trên thế giới có 2 xu hướng khác nhau về sự ảnh hưởng của hình thức hợp đồng đến hiệu lực hợp đồng. Một số các nước như Việt Nam và Thái Lan quy định hình thức hợp đồng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Theo Điều 115 BLDS và thương mại Thái Lan, “một hành vi pháp lý không theo đúng hình thức quy định thì vô hiệu”. Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp