Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TIỀN MẶT CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG , BẤT ĐỘNG SẢN , SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM. (Trang 26)

2. Một số ấn đề liên quan đến nội dung luận án

2.2.Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu khám phá lịch sử chi trả cổ tức (dữ liệu thứ cấp) của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các xu hướng cổ tức và phân tích những yếu tố quyết định xu hướng cổ tức với sự hỗ trợ của lý thuyết đánh đổi và giả thuyết tín hiệu. Phương pháp phân tích xu hướng được sử dụng để phân tích các tỷ số được tính toán cho giai đoạn 2007 – 2012. Các tỷ số này phản ánh xu hướng chi trả cổ tức của các công ty: mức chi trả cổ tức trung bình (DP), lợi nhuận sau thuế (PAT), cổ tức trên một cổ phiếu (DPS), tỷ lệ chi trả cổ tức (PR), tỷ suất sinh lời cổ tức (DY).

Tiếp theo việc phân tích xu hướng, tác giả xem xét đặc điểm của công ty chi trả cổ tức và công ty không chi trả cổ tức thông qua các yếu tố: khả năng sinh lời, tăng trưởng hoặc cơ hội đầu tư, quy mô công ty. Đầu tiên, tác giả sử

 

giả sử dụng phân tích hồi quy giữa các yếu tố quy mô, khả năng sinh lời và cơ hội tăng trưởng để đánh giá đặc điểm của công ty chi trả cổ tức và không chi trả cổ tức.

Tác giả kiểm tra giả thuyết tín hiệu: trường hợp ngưng chi trả cổ tức. Tác giả

sử dụng phân tích phương sai ANOVA và thử nghiệm Dunnett’s C (Post Hoc) để xem xét có sự khác biệt giữa lợi nhuận quá khứ và lợi nhuận tương lai của nhóm ngừng chi trả cổ tức hay không.

Sau đó, tác giả tiếp tục kiểm tra giả thuyết tín hiệu: trường hợp cắt giảm cổ

tức, tác giả sử dụng kiểm định Kendall để xem có mối quan hệ giữa thu nhập và việc suy giảm cổ tức, cũng như mối quan hệ giữa thu nhập và việc ngừng chi trả cổ tức hay không.

Phương pháp phân tích logit được tác giả sử dụng để xem xét mối quan hệ

của lỗđối với việc giảm chi trả cổ tức và ngừng chi trả cổ tức.

Phân tích ANOVA và thử nghiệm Dunnett’s C (Post Hoc) được tiếp tục sử

dụng để xem xét có sự khác biệt giữa thu nhập quá khứ và thu nhập tương lai của những công ty giảm chi trả cổ tức và những công ty không giảm chi trả

cổ tức hay không.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TIỀN MẶT CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG , BẤT ĐỘNG SẢN , SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM. (Trang 26)