2. Một số ấn đề liên quan đến nội dung luận án
2.2.4. Kiểm tra giả thuyết tín hiệu: Sự sụt giảm cổ tứ c
Để phân tích mối quan hệ giữa cổ tức và các khoản lỗ, mẫu được chọn là những công ty có lợi nhuận và có chi trả cổ tức trong giai đoạn 2007 – 2009, sau đó tiến hành quan sát tình hình lợi nhuận và cổ tức của những công ty này trong giai đoạn 2010 – 2012. Tác giả sử dụng kiểm định Kendall để tìm hiểu mối quan hệ giữa lỗvà sự sụt giảm cổ tức, với giả thiết H0: lỗ và sự sụt giảm cổ tức là độc lập với nhau.
Tương tự như vậy, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Kendall để tìm hiểu mối quan hệ giữa lỗ và sự ngừng chi trả cổ tức, với giả thiết H0: lỗ và ngừng chi trả cổ tức có quan hệđộc lập với nhau.
Tác giả sử dụng phân tích logit để tìm hiểu tầm quan trọng của lỗ hàng năm
đối với sự sụt giảm cổ tức và sự ngừng chi trả cổ tức. Tác giả chọn năm sự
kiện là năm 2010.
Biến phụ thuộc là 0 nếu một công ty đã duy trì hoặc tăng cổ tức trên mỗi cổ
phiếu và là 1 nếu công ty công bố giảm cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Khoản thiệt hại giả định giá trị là 1 nếu công ty báo cáo lỗ của năm được nghiên cứu và là 0 trong trường hợp ngược lại. Mức thu nhập ròng và thay đổi trong thu nhập ròng được chuẩn hóa với giá trị tài sản ròng của năm trước cho mỗi công ty. Đối với các doanh nghiệp trong mẫu thiệt hại, năm thiệt hại ban đầu cấu thành năm sự kiện. Đối với các doanh nghiệp không lỗ, năm ban đầu của giảm lợi nhuận cấu thành năm sự kiện.
Mô hình hồi quy dựđoán như sau: f(z)= ez/ (1+ ez) = 1/(1+e-z) với z được định nghĩa như sau: z= α + β1 Lossdummy + β2 Levelofnetincome + β3 Changeinnetincome. với: Lossdummy: lỗ Levelofnetincome: thu nhập ròng
Changeinnetincome: sự thay đổi trong thu nhập ròng
Lần lượt chạy mô hình hồi quy 7 lần, với từng cặp, từng trường hợp về biến
độc lập và biến phụ thuộc.
Tiếp tục sử dụng phân tích logit được sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng của thu nhập quá khứ và thu nhập tương lai trên tập hợp năm sự kiện 2010.
- Biến phụ thuộc là 0 nếu một công ty đã duy trì hoặc tăng cổ tức trên mỗi cổ phiếu và là 1 nếu công ty công bố giảm cổ tức trên mỗi cổ phiếu. - Các biến giải thích là thu nhập trong 1 năm trước sự kiện (t-1), 2 năm trước sự kiện (t-2), thu nhập hiện hành (t), thu nhập trong năm sau năm sự
kiện (t +1), thu nhập trong 2 năm sau sự kiện (t +2). Mô hình hồi quy dựđoán như sau:
f(z)= ez/ (1+ ez) = 1/(1+e-z) - với z được định nghĩa như sau:
- z= α + β1 Earning (t-2) + β2 Earning (t-1) + β3 Earning (t) + β4 Earning (t+1) + β4 Earning (t+2)
- với: Earning (t-2): thu nhập trong 2 năm trước năm sự kiện (t-2) Earning (t-1): thu nhập trong 1 năm trước năm sự kiện (t-1)
Earning (t): thu nhập hiện hành (t)
Earning (t+1): thu nhập trong năm sau năm sự kiện (t +1) Earning (t+2): thu nhập trong 2 năm sau năm sự kiện (t +2)
Lần lượt chạy mô hình hồi quy 10 lần, với từng cặp, từng trường hợp về biến
độc lập và biến phụ thuộc.
Sự khác nhau về ý nghĩa trong lợi nhuận từ năm t-2 đến t+2 được kiểm tra bằng phân tích phương sai ANOVA và thử nghiệm Dunnett’C. Phân tích này có thể hữu ích trong việc xác định liệu những thay đổi cổ tức bị ảnh hưởng bởi thu nhập hiện tại, thu nhập quá khứ và thu nhập mong đợi trong tương lai hay không.
2.3. Kết luận
Bài nghiên cứu này dựa trên bài nghiên cứu về chính sách cổ tức của các công ty Ấn Độ trong giai đoạn 1990 – 2001. Tác giả đã sử dụng những phương pháp như: phân tích hồi quy logit, phân tích xu hướng, phân tích phương sai ANOVA,… để nghiên cứu về những yếu tố tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này thể hiện kết quả của thống kê mô tả và hồi quy logit. Đầu tiên, sẽ là phân tích xu hướng.
3.1. Phân tích xu hướng của các nhân tố 3.1.1 Cổ tức chi trả và lợi nhuận sau thuế
Bảng 3.1 cho thấy trong giai đoạn 2007 - 2012, năm 2008 là năm các công ty hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam chi trả cổ tức nhiều nhất, chỉ với 74 công ty nhưng số tiền dùng để chi trả cổ tức là 67.977.046.593 đồng. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế năm 2008, khi hoạt
động trên các sàn giao dịch chứng khoán đang sôi nổi và tình hình kinh tế thế giới
đang lạc quan. Năm 2009 và năm 2010, số lượng công ty tăng lên, từ 74 công ty (năm 2008), lên 106 công ty (năm 2009) và 177 công ty (năm 2010), lợi nhuận tương ứng cũng tăng lên, từ 142.108.844.540 đồng (năm 2008) lên 234.932.788.492
đồng (năm 2009) và 297.646.618.534 đồng (năm 2010), cổ tức chi trả giảm so với năm 2008, từ 67.977.046.593 đồng (năm 2008), giảm xuống còn 51.488.689.698
đồng (năm 2009) và 56.601.693.800 đồng (năm 2010). Năm 2012 và năm 2011, do ngành bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng, các công ty cắt giảm chi trả cổ
tức, số tiền dùng để chi trả cổ tức trong 2 năm này là thấp nhất trong giai đoạn 2007 – 2012, số tiền dùng để chi trả cổ tức năm 2011 là: 20.172.582.317 đồng, năm 2012: 14.929.279.283 đồng.
Bảng 3.1: Cổ tức chi trả và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong giai đoạn 2007 – 2012 Năm Số lượng công ty Cổ tức chi trả
trung bình cĐộổ t lứệc chi trch chuẩản Lthuợi nhuế trung bình ận sau Độnhu lậện sau thuch chuẩn Lế ợi
2007 48 35.610.806.883 74.727.391.632 68.275.820.547 124.941.058.524 2008 74 67.977.046.593 197.168.155.952 59.979.700.630 142.108.844.540 2009 106 51.488.689.698 102.885.184.284 109.908.569.731 234.932.788.492 2010 177 56.601.693.800 172.265.062.830 112.673.260.748 297.646.618.534 2011 195 20.172.582.317 52.482.682.394 49.002.737.491 162.991.525.276 2012 201 14.929.279.283 69.846.359.656 19.500.609.421 218.432.873.347
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Nghị
quyết hội đồng cổ đông, Báo cáo thường niên của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Biểu đồ 3.1: Cổ tức trung bình và Lợi nhuận trung bình trong giai đoạn 2007 - 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Nghị
quyết hội đồng cổ đông, Báo cáo thường niên của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Bảng 3.2 cho thấy trong giai đoạn 2007 - 2012, số lượng công ty tăng từ 48 công ty (năm 2007) lên 201 công ty (năm 2012), tuy nhiên, tỷ lệ các công ty chi trả cổ tức tỷ
trường bất động sản đang sôi nổi, tỷ lệ các công ty trong lĩnh vực xây dựng, bất
động sản, sản xuất vật liệu xây dựng chi trả cổ tức đều trên 80%: 83% (năm 2007); 85% (năm 2008); 87% (năm 2009); 80% (năm 2010). Năm 2011 và năm 2012, tỷ lệ
này giảm xuống còn 52% (năm 2011) và 31% (năm 2012). Điều này phù hợp với giai đoạn phát triển của ngành xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam.
Bảng 3.2: Số lượng và tỷ lệ các công ty chi trả cổ tức và không chi trả cổ tức trong giai đoạn 2007 - 2012
Năm
Chi trả cổ tức Không chi trả cổ tức
Tổng số công ty Số lượng % Số lượng % 2007 40 83% 8 17% 48 2008 63 85% 11 15% 74 2009 92 87% 14 13% 106 2010 142 80% 35 20% 177 2011 102 52% 93 48% 195 2012 63 31% 138 69% 201
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ danh sách các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ (%) các công ty thuộc nhóm chi trả và nhóm không chi trả trong giai đoạn 2007 - 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ danh sách các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Biểu đồ 3.3: Cổ tức chi trả trung bình bởi nhóm chi trả trong giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Bảng 3.3 cho thấy trong giai đoạn 2007 – 2012, nhìn chung, các công ty bất động sản chi trả cổ tức nhiều nhất. Năm 2007, số tiền các công ty bất động sản dùng để
chi trả cổ tức là 46.153.435.662 đồng. Các công ty bất động sản tăng dần số tiền dùng cho việc chi trả cổ tức, năm 2007: 46.153.435.662 đồng, năm 2008: 165.765.697.900 đồng, năm 2009 : 92.974.712.001 đồng, năm 2010: 93.999.846.103 đồng. Tuy nhiên, năm 2011 và năm 2012, do thị trường bất động sản đóng băng, các công ty bất động sản gặp nhiều khó khăn về tài chính, vì vậy, số
tiền các công ty này dùng để chi trả cổ tức đã giảm đáng kể, năm 2011: 22.896.319.359 đồng, năm 2012: 9.151.919.140 đồng.
Ngành xây dựng nhìn chung chi trả cổ tức ổn định hơn so với ngành bất động sản và ngành sản xuất vật liệu xây dựng, số tiền dùng để chi trả cổ tức của ngành này năm 2007 là: 27.406.934.884 đồng, năm 2008: 22.159.739.988 đồng, năm 2009: 37.812.103.183 đồng, năm 2010: 38.286.450.619 đồng, năm 2011: 20.220.944.593
đồng, năm 2012: 14.134.763.974 đồng;
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng chi trả cổ tức vào năm 2007 là: 37.838.503.521
44.229.579.545 đồng, năm 2011: 17.566.403.518 đồng, năm 2012: 21.177.934.332
đồng.
Bảng 3.3: Cổ tức chi trả trung bình trong giai đoạn 2007 - 2012 của ngành xây dựng, bất động sản và sản xuất vật liệu xây dựng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Ngành Xây dựng 27.406.934.884 22.159.739.988 37.812.103.183 38.286.450.619 20.220.944.593 14.134.763.974 Bất động sản 46.153.435.662 165.765.697.900 92.974.712.001 93.999.846.103 22.896.319.359 9.151.919.140 Sản xuất vật liệu xây dựng 37.838.503.521 61.588.233.644 38.172.343.677 44.229.579.545 17.566.403.518 21.177.934.332
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
3.1.2 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS)
Bảng 3.4 cho thấy trong giai đoạn 2007 – 2012, năm 2008 là năm có DPS lớn nhất: 9500 đồng/cổ phiếu. Nhìn chung, DPS trung bình khá đều đặn qua các năm, năm 2007: 1210 đồng/cổ phiếu, năm 2008: 1584 đồng/cổ phiếu; năm 2009: 1596
đồng/cổ phiếu; năm 2010: 1256 đồng/cổ phiếu; duy chỉ có năm 2011 và năm 2012, DPS thấp nhất, năm 2011: 806 đồng/cổ phiếu, năm 2012: 457 đồng/cổ phiếu.
Bảng 3.4: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu trong giai đoạn 2007 - 2012
Năm Số lượng công ty DPS nhnhất ỏ DPS lnhất ớn DPS trung bình Độchu lệẩch n
2007 48 0 4900 1210 1005 2008 74 0 9500 1584 1444 2009 106 0 8000 1596 1381 2010 177 0 5200 1256 1020 2011 195 0 5000 806 1021 2012 201 0 5000 457 870
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Nghị quyết đại hội cổ đông của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai
Biểu đồ 3.4: DPS trung bình trong giai đoạn 2007 - 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Nghị quyết đại hội cổ đông của các công ty xây dựng, bất
động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Biểu đồ 3.5: DPS của nhóm chi trả trong giai đoạn 2008 - 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Nghị quyết đại hội cổ đông của các công ty xây dựng, bất
động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Bảng 3.5 cho thấy DPS trung bình của từng ngành: xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng trong giai đoạn 2007 – 2012 khá ổn định. Nhìn chung, DPS trung bình của từng ngành: xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng ổn
định và tương đối cao trong giai đoạn 2007 - 2010. Năm 2011 và năm 2012 do thị
trường bất động sản đóng băng, ngành xây dựng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng. Vì vậy, DPS trung bình của ngành xây dựng, ngành bất động sản, ngành sản xuất vật liệu xây dựng tương đối thấp. Ngành xây dựng có DPS cao nhất vào năm 2007: 1277 đồng/cổ phiếu; thấp nhất vào năm 2012: 618 đồng/cổ phiếu.
Ngành bất động sản có DPS cao nhất vào năm 2008: 1757 đồng/cổ phiếu; thấp nhất vào năm 2012: 258 đồng/cổ phiếu. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng có DPS cao nhất vào năm 2009: 1867 đồng/cổ phiếu; thấp nhất vào năm 2012: 429 đồng/cổ
phiếu.
Bảng 3.5: Thống kê DPS trung bình theo từng ngành xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng giai đoạn 2007 - 2012
Ngành 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Xây dựng 1277 1205 1305 1270 1010 618
Bất động sản 1111 1757 1563 1198 537 258 Sản xuất vật liệu xây dựng 1211 1786 1867 1292 798 429
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Nghị quyết đại hội cổ đông của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai
đoạn 2007 – 2012.
3.1.3 Tỷ lệ chi trả cổ tức
Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các công ty trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng nhìn chung ổn định trong giai đoạn 2007 – 2012. Tuy nhiên, năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường bất
động sản đóng băng, tỷ lệ này sụt giảm mạnh so với các năm trước. Tỷ lệ chi trả cổ
tức trung bình trong giai đoạn 2007 – 2012 lần lượt là: 41,41% (năm 2007); 52,20% (năm 2008), 54,30% (năm 2009), 45,93% (năm 2010), 46,52% (năm 2011) và giảm mạnh, chỉ còn 22,20% (năm 2012).
Bảng 3.6: Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình trong giai đoạn 2007 – 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Nghị quyết đại hội cổ đông của các công ty xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai
đoạn 2007 – 2012.
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình trong giai đoạn 2007 - 2012
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên, Nghị quyết đại hội cổ đông của các công ty xây dựng, bất
động sản, sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2007 – 2012.
Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức của ngành xây dựng trong giai đoạn 2007 – 2012 nhìn chung khá ổn định. Năm 2007, tỷ lệ chi trả cổ tức của ngành xây dựng là: 39%; năm 2008: 51%; năm 2009: 50%; năm 2010: 46%; năm 2011: 41%. Tuy
Năm Số lượng công ty % chi trả trung bình Độ lệch chuẩn
2007 47 41,31% 27,48% 2008 74 52,20% 54,31% 2009 106 54,30% 103,86% 2010 177 45,93% 39,69% 2011 195 46,52% 159,63% 2012 201 22,20% 42,45%
nhiên, năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 25%. Điều này được giải thích do thị trường bất động sản đóng băng nên ngành xây dựng cũng bịảnh hưởng.
Đối với ngành bất động sản, tỷ lệ chi trả cổ tức có sự biến động tương đối lớn qua các năm trong giai đoạn 2007 - 2012. Năm 2007, tỷ lệ chi trả cổ tức là 24%; năm 2008: 51%; năm 2009 : 30% ; năm 2010: 35%; năm 2011: 62%; năm 2012, tỷ lệ
này chỉ là 13%. Thị trường bất động sản năm 2012 trầm lắng, các công ty bất động