5. Kết cấu của chuyên đề
1.2.2.1. Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các biểu mẫu sau:
Mẫu số 01 – LĐTL Bảng chấm công
Mẫu số 02 – LĐTL Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 03 – LĐTL Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH
Mẫu số 04 – LĐTL Danh sách người lao động hưởng BHXH Mẫu số 05 – LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng
a. Bảng chấm công (Mẫu số 01-LĐTL)
Bảng này do các tổ sản xuất hoặc các phòng ban nhằm cung cấp chi tiết số ngày công cho từng người lao động theo tháng hoặc theo tuần. Để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty .
b. Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL)
Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng (ban) quản lý mở rộng một bảng thanh toán lương, trong đó kể tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị. Đồng thời chứng từ căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho cán bộ nhân viên trong công ty.
c. Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03-LĐTL)
Chứng từ này do các cơ sở y tế được phép lập riêng cho từng cá nhân người lao động nhằm cung cấp thời gian người lao động được nghỉ và hưởng các khoản trợ cấp BHXH, BHYT.
d. Danh sách người lao động hưởng BHXH (Mẫu số 04-LĐTL)
Là căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay cho người lao động, lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH.
e. Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05- LĐTL)
Sau khi đã kiểm tra các chứng từ tính lương, tính thưởng, tính phụ cấp, trợ cấp, kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng, trợ cấp phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương, trả thưởng đang áp dụng tại doanh nghiệp và lập bảng thanh toán
tiền lương thanh toán tiền lương. Thông thường tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm hai kỳ: Kỳ một lĩnh lương tạm ứng, kỳ hai sẽ nhận số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản phải khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán kiểm tra.
1.2.2.2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Chứng từ kế toán sử dụng : - Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội - Chứng từ ghi sổ
- Chứng từ gốc
b. Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 334 và tài khoản 338 Tài khoản 334: “ Phải trả công nhân viên “:
- Tài khoản này được dùng để phản ánh tình hình thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, phụ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334: Bên nợ:
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên + Tiền lương, tiền công, các khoản đã trả cho công nhân viên + Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh
Bên có:
+ Tiền lương ,tiền công ,các khoản phải trả cho công nhân viên Số dư Có:
+ Tiền lương, tiền công, các khoản phải trả cho công nhân viên Số dư Nợ:
+ Trường hợp đặc biệt khi có số trả thừa cho công nhân viên. TK334 có thể có số dư bên nợ trong trường hợp rất cá biệt, số dư nợ tài khoản 334 phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho công nhân
viên.
- TK 3341: Phải trả công nhân viên
Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- TK 3348: Phải trả người lao động khác
Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng(nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
c. Sổ sách kế toán
* Hệ thống sổ kế toán được áp dụng tại công ty. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết các tài khoản
- Sổ cái TK 334, 338
- Bảng tổng hợp chi tiết d. Phương pháp hạch toán:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
trực tiếp theo kế hoạch =
Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất trong tháng ×
Tỷ lệ trích trước
Tổng số tiền lương phép KH năm của CN trực tiếp
Tỷ lệ trích trước= x100%
* Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương: Tài khoản 338
TK 334 TK 338 TK 1542,1547,6421,6422
BHXH trả thay lương công Trích BHXH, BHYT,BHTN nhân viên 24% tính vào chi phí SXKD
TK 111,112 TK 334
Nộp BHXH, BHYT, BHTN BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương công nhân viên 10,5%
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI TUẤN HIỀN