c. Các đơn vị trực thuộ
2.2.1. Đặc điểm về lao động của Công ty Thương MạiTuấn Hiền
Đặc điểm của Công ty là bán buôn trực tiếp và bán lẻ tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty không đòi hỏi tất cả mọi người đều phải có trình độ đại học mà chỉ bắt buộc đối với các trưởng phòng, phó phòng, quản lý và những người làm trong phòng kế toán là phải có bằng đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp. Hạch toán số lượng lao động
Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tâm huyết và giàu kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, ở các tổ đội xây dựng tập trung những công nhân lành nghề có trách nhiệm với công việc.
Công ty có tổng số 257 cán bộ công nhân viên, chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
- Lao động trực tiếp: là những nhân viên ở các tổ đội trực tiếp tham gia vào quá trình bán hàng của công ty
- Lao động gián tiếp: là những cán bộ quản lý làm việc tại các phòng ban ở Tổng công ty không trực tiếp tham gia vào quá trình buôn bán kinh doanh.
Bảng 2.1: Bảng phân loại cơ cấu lao động
TT
Chỉ tiêu phân loại Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
1 Lao động trực tiếp 180 62,5
2 Lao động gián tiếp 77 37,5
Tổng 257 100
Xét theo Bảng phân loại ta có thể thấy: Tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 62,5% trong tổng số lao động gấp gần 3 lần so với tỷ lệ lao động gián tiếp chỉ có 37,5%.
Với tình hình công ty đang mở rộng quy mô và tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh thì tỷ lệ này là tương đối hợp lý.
Bảng 2.2: Bảng đánh giá trình độ lao động
TT Chỉ tiêu Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
1 Đội ngũ cán bộ nhân viên văn phòng - Trình độ đại học trở lên - Trình độ trung cấp và cao đẳng 77 57 20 37,5 20,58 16,92 2 Đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất
Nhân viên 4/7 Nhân viên 5/7 Nhân viên 6/7 Nhân viên 4 Nhân viên 3 180 61 45 29 17 27 72,5 25,42 16,67 12,08 7,08 11,25 Tổng 257 100
Qua bảng đánh giá về trình độ lao động trong công ty ta có thể thấy: Tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao luôn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện công ty có một đội ngũ lao động có chất lượng tốt.
Hạch toán thời gian lao động:
Thời gian lao động của nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của CNV trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “ Bảng chấm công”.
Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng tổ, ban, phòng, nhóm…và do người phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu trong chứng từ. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH.
Bảng chấm công nhằm theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH… để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị vì vậy bảng chấm công phải được treo công khai tại nơi làm việc để CNV có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày,
tham gia ý kiến vào công tác quản lý và sử dụng thời gian lao động.
Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho CNV.
Bên cạnh bảng chấm công, kế toán còn sử dụng một số chứng từ khác để phản ánh cụ thể tình hình sử dụng thời gian lao động của CNV như bảng chấm công làm thêm giờ