Quan niệm về sự thành đạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu (Trang 66)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Quan niệm về sự thành đạt

Khách thể Nam Nữ Nhóm 1 Nhóm 3 Tổng số

Hệ số tương quan 0,26 0,37 0.09 0.15 0,31

Số liệu trên cho thấy giữa ĐCTĐ và sự lo sợ thất bại có mối tương quan với nhau nhưng không đáng kể. Nữ TN có hệ số tương quan chặt chẽ hơn nam, nhóm có ĐCTĐ thấp có sự tương quan với sự lo sợ thất bại chặt chẽ hơn nhóm có ĐCTĐ cao. Thông thường, những người có ĐCTĐ cao sẽ có mức độ lo sợ thất bại ở mức trung bình. Tuy nhiên, ở TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu, có những người ĐCTĐ cao nhưng mức độ lo sợ của họ cũng ở mức cao, điều này cho thấy những TN này còn dè dặt, thiếu tự tin, chưa dũng cảm, chưa nỗ lực khắc phục khó khăn để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, trong học tập và lao động.

Tóm lại, ĐCTĐ của TN chịu sự chi phối của NCTĐ và sự lo sợ thất bại, trong đó ảnh hưởng của NCTĐ mạnh mẽ hơn.

3.2.3. Quan niệm về sự thành đạt của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu Liên Chiểu

Quan niệm về sự thành đạt là cách nhìn nhận của mỗi người về sự thành đạt trong cuộc sống. Sự nhìn nhận này có thể có những mức độ khái quát khác nhau và nội dung khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Quan niệm về sự thành đạt có ảnh hưởng đáng kể đến ĐCTĐ của mỗi người.

3.2.3.1. Quan niệm về sự thành đạt của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu nói chung

Để tìm hiểu quan niệm của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu về sự thành đạt trong cuộc sống, trong đợt khảo sát thử, chúng tôi đã yêu cầu các khách thể nghiên cứu bày tỏ quan điểm của mình dưới hình thức trả lời câu hỏi mở hoàn toàn: “Theo bạn, thế nào là một người thành đạt?”. Những nội

dung trả lời được nhiều người nhắc đến được sử dụng để xây dựng câu hỏi đóng trong lần khảo sát chính thức.

Bảng 3.13. Quan niệm về sự thành đạt của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu

Nội dung SL MĐQTN (%) TB

Có những cống hiến nhất định cho xã hội 11 2,6 8

Được đánh giá cao trong xã hội 88 21 2

Có uy tín, được mọi người tôn trọng 75 17,9 3

Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ 4 0,9 9

Có ý tưởng sáng tạo trong cuộc sống 28 6,7 5

Kiếm được nhiều tiền 46 11 4

Biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống gia đình và công

việc 127 30,3 1

Vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống 16 3,9 7 Đạt được thành tích cao trong mọi hoạt động 24 5,7 6

Phân tích kết quả ở bảng 3.13 có thể thấy quan niệm về sự thành đạt của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu có một số đặc điểm sau:

- Rất nhiều khách thể trong mẫu khảo sát này coi một người biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống gia đình và công việc là một người thành đạt (127 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 30,3%). Như vậy, đối với số khách thể này, hoạt động nghề không thể tách rời cuộc sống cá nhân. Trong giai đoạn hiện nay, cuộc sống gia đình vẫn còn ý nghĩa rất to lớn đối với TN trong mẫu khảo sát nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung. Những nghiên cứu về định hướng giá trị của đề tài KX-07-04 của một số tác giả cho thấy trong hệ thống các giá trị chung, TN Việt Nam vẫn đề cao giá trị gia đình. Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của tính cách Á Đông? Dan Waters cho rằng một trong những tính cách của người Á Đông khác với người phương Tây là đối với người Á Đông, cuộc sống riêng tư luôn kết hợp với công việc. [22]

- Tiêu chí “Được đánh giá cao trong xã hội” và “Có uy tín, được mọi người tôn trọng” cũng được rất nhiều TN nhìn nhận như những nội dung thể hiện sự thành đạt trong cuộc sống: 21% số TN lựa chọn nội dung “Được đánh

giá cao trong xã hội” và 17,9% số TN lựa chọn nội dung “Có uy tín, được mọi người tôn trọng. Dưới một góc độ nhất định, có thể thấy rằng việc đánh giá cao uy tín, danh tiếng thể hiện tính khái quát của quan niệm về sự thành đạt của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu. Chúng ta biết rằng uy tín, sự tôn trọng, đánh giá cao của mọi người chỉ dành cho những ai có sự thành đạt trung thực, chân chính. Uy tín chính là sự đánh giá khách quan của xã hội về mức độ thành đạt của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, người Việt Nam có tâm lý đề cao tính cộng đồng, đề cao quan hệ người – người. Tâm lý ấy luôn được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống, kể cả trong quan niệm về sự thành đạt. Đó là đặc điểm định hướng giá trị của con người Việt Nam. Nếu theo sự phân loại thành đạt của Passons và Goff (thành đạt riêng lẻ - cái mà một người đạt được cao hơn người khác; thành đạt hòa nhập – cái đạt được khi con người cảm thấy mình đang có tác động qua lại với người khác) thì có lẽ TN trong mẫu khảo sát này đánh giá cao sự thành đạt hòa nhập hơn là sự thành đạt riêng lẻ.

- Kiếm được nhiều tiền cũng là một tiêu chí mà TN dùng để đánh giá một người thành đạt. Có 46 khách thể (11%) TN trong mẫu khảo sát này cho rằng một người thành đạt là một người kiếm được nhiều tiền. Như vậy, có thể thấy bên cạnh việc đề cao những giá trị truyền thống, TN cũng có cái nhìn rất thực tế. Trong thời kỳ mở cửa của nền kinh tế thị trường, những định hướng giá trị của TN cũng đã có những thay đổi, những phân hóa nhất định, trong đó có xu hướng đề cao những giá trị kinh tế, vật chất…

- Trong quan niệm về sự thành đạt, tiêu chí “Có ý tưởng sáng tạo trong cuộc sống” được TN đánh giá thấp hơn tiêu chí “được đánh giá cao” và “có uy tín”. Chỉ có 28 TN (6,7%) cho rằng một người thành đạt là người có ý tưởng sáng tạo trong công việc. Qua một số khảo sát xã hội học, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng người Việt Nam chưa đặt giá trị “sáng tạo” ở vị trí cao.

- Những tiêu chí như “Vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống”, “Đạt được thành tích cao trong mọi hoạt động” và “Có những cống hiến nhất định cho xã hội” đều có tỷ lệ số người lựa chọn thấp với số liệu tương ứng là 3,9%, 5,7% và 2,6%. Đáng chú ý là tiêu chí “Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ” chỉ được 0,9% số TN lựa chọn mặc dù việc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ là một điều kiện cần thiết để có thể thành đạt và cũng là kết quả của sự nỗ lực cá nhân.

- So sánh quan niệm về sự thành đạt của nhóm 1 và nhóm nhóm 3

Như đã nói ở trên, những người có ĐCTĐ khác nhau thể hiện chủ yếu ở những khía cạnh như NCTĐ, quan niệm về sự thành đạt…Mặt khác, những yếu tố này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến ĐCTĐ. Tìm hiểu sự khác nhau trong quan niệm về sự thành đạt của hai nhóm khách thể này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các biện pháp nhằm tích cực hóa ĐCTĐ.

Từ việc so sánh hai nhóm khách thể có ĐCTĐ cao với nhóm khách thể có ĐCTĐ thấp chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Bảng 3.14. Quan niệm về sự thành đạt của nhóm 1 và nhóm 3

Nội dung Nhóm

1

Nhóm 3

Có những cống hiến nhất định cho xã hội 6 6

Được đánh giá cao trong xã hội 2 1

Có uy tín, được mọi người tôn trọng 1 3

Nắm vững nghiệp vụ chuyên môn 4 8

Có ý tưởng sáng tạo trong cuộc sống 5 9

Kiếm được nhiều tiền 8 4

Biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống gia đình và công việc 3 2

Vượt qua những khó khăn trong cuộc sống 7 7

Đạt được những thành tích cao trong mọi hoạt động 9 5 Có một số khác biệt trong quan niệm về sự thành đạt giữa hai nhóm khách thể. Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy cả hai nhóm đều nhìn nhận sự thành đạt trong cuộc sống là “được đánh giá cao trong xã hội”, “có uy tín, được mọi người tôn trọng” và “biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống gia đình và công

việc” (thứ hạng của những nội dung trên ở hai nhóm là gần như nhau). Nhìn tổng thể, quan niệm về sự thành đạt của hai nhóm đều có những đặc điểm chung của toàn bộ mẫu khảo sát. Song khi xem xét cụ thể hơn thì giữa hai nhóm có một số khác biệt. Nhóm TN có ĐCTĐ cao có xu hướng chú trọng những nội dung như nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, có ý tưởng sáng tạo trong cuộc sống, khả năng cống hiến cho xã hội. Trong khi đó, những TN có ĐCTĐ thấp lại có xu hướng nhấn mạnh đến những tiêu chí như kiếm được nhiều tiền, đạt được thành tích cao trong mọi hoạt động.

- So sánh quan niệm về sự thành đạt trong cuộc sống của nam và nữ TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu

Như đã biết, dưới ảnh hưởng của giáo dục, của dư luận xã hội, của các đặc điểm tâm lý giới… giữa nữ giới và nam giới có những điểm khác nhau trong quan niệm về sự thành đạt. Qua khảo sát quan niệm về sự thành đạt của nam và nữ TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong quan niệm của hai nhóm khách thể này. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.15. Quan niệm về sự thành đạt của nam và nữ TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu

Nội dung MQTN (%) TB MQTN

(%) TB

Có những cống hiến nhất định cho xã hội 0,9 9 4,2 7

Được đánh giá cao trong xã hội 28,6 1 13,9 3

Có uy tín, được mọi người tôn trọng 17,2 2 18,5 2

Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ 1,5 8 0,46 9

Có ý tưởng sáng tạo trong cuộc sống 8,9 6 4,6 6

Kiếm được nhiều tiền 15,7 3 6,5 4

Biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống gia đình và

công việc 14,8 4 44,9 1

Vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống 2,5 7 5,1 5 Đạt được thành tích cao trong mọi hoạt động 9,9 5 1,8 8

Số liệu ở bảng 3.15 cho thấy: khi xem xét tương quan thứ hạng giữa nam và nữ chúng tôi thấy không có sự khác nhau nhiều lắm trong quan niệm

về sự thành đạt giữa nam và nữ TN trong mẫu khảo sát (R = 0.73). Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể mức độ ưu tiên của những tiêu chí về sự thành đạt giữa nam và nữ TN, chúng tôi nhận thấy rằng đối với nữ TN, gia đình vẫn là sự ưu tiên hàng đầu. Có đến 44,9% nữ TN quan niệm người thành đạt là người biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống gia đình và công việc, trong khi đó tỉ lệ này ở nam là 14,8. Nam TN lại chú trọng hơn đến vấn đề tự khẳng định mình, có 28,6% nam TN cho rằng những người được đánh giá cao trong xã hội là người thành đạt, tỉ lệ này ở nữ là 13,9%. Nhìn chung, cả hai giới đều không đánh giá cao tiêu chí nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có ý tưởng sáng tạo trong cuộc sống và có những cống hiến nhất định cho xã hội.

Tóm lại, TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu nhìn nhận người thành đạt là người có những đặc điểm như biết kết hợp hài hòa giữa cuộc sống gia đình và công việc, là người có uy tín, được đánh giá cao trong xã hội.

Trong quan niệm về sự thành đạt của TN có tính khái quát cao. Đa số TN có chú trọng đến những nội dung chung chung như có uy tín, được đánh giá cao trong xã hội…song lại ít chú ý đến các quan niệm có nội dung cụ thể như việc khắc phục những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, những quan niệm có nội dung chung chung, quá khái quát một khi tham gia vào việc hình thành mục đích hoạt động của chủ thể thường không có tính thúc đẩy mạnh mẽ. Những nội dung cụ thể thường có khả năng thúc đẩy tính tích cực của con người mạnh hơn.

Có sự khác nhau trong quan niệm về sự thành đạt giữa các khách thể nam và nữ, giữa nhóm có ĐCTĐ cao và nhóm có ĐCTĐ thấp.

3.2.3.2. Quan niệm của TN về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành đạt

Cùng một quan niệm về thành đạt, song mỗi người có thể có những cách nhìn nhận khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành đạt. Để tìm hiểu thông tin này, chúng tôi đã hỏi các khách thể: “Theo ý kiến riêng của bạn, để thành đạt trong cuộc sống thì những yếu tố nào sau đây là quan trọng?”. Trả

lời câu hỏi này, khách thể phải lựa chọn mức độ ưu tiên cho từng yếu tố: “huyết thống, truyền thống gia đình”, “địa vị xã hội của gia đình, bố mẹ hoặc quan hệ xã hội của cá nhân”, “sự nỗ lực của bản thân” và “một ít may mắn”. Điểm của thang đo được đánh giá như sau: quan trọng nhất = 1 điểm, ít quan trọng nhất = 4 điểm. Điểm càng thấp thì đặc điểm được đánh giá càng có vai trò quan trọng. Kết quả thu được như sau:

- Quan niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành đạt của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu nói chung

Bảng 3.16. Quan niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành đạt

Nội dung ĐTBNamMQTN Nữ Tổng số

(%) ĐTB MQTN

(%) ĐTB MQTN (%)

Huyết thống, truyền thống gia đình 2,86 13,3 2,43 8,8 2,8 11 Địa vị gia đình, bố mẹ hoặc quan hệ

xã hội của bản thân 2,18 21,2 2,3 16,2 2,24 18,7 Sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong

cuộc sống 1,64 61,6 1,66 69 1,65 65,3

Do một ít may mắn 2,97 3,9 3,11 6 3,04 5

Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy phần lớn (65,3%) số TN cho rằng để thành đạt trong cuộc sống thì sự nỗ lực của cá nhân có vai trò hàng đầu. Sự nhìn nhận này phù hợp với quan niệm về thành đạt đã được trình bày ở phần trên. Trong quan niệm về thành đạt, để có uy tín, được mọi người tôn trọng, để kết hợp được hài hòa giữa cuộc sống và công việc… thì mỗi cá nhân phải nỗ lực cố gắng học tập lao động, nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm.“Hoàn cảnh gia

đình em rất khó khăn, nhưng từ hồi đi học đến bây giờ, em luôn là học sinh, sinh viên giỏi. Em nghĩ có được kết quả này là do gia đình, thầy cô, bạn bè động viên nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực phấn đấu trong học tập của em”(Nữ, 18 tuổi, sinh viên, phiếu số 215). Sự nỗ lực của TN thể hiện ở

mức đầu tư về thời gian, thể lực và trí lực cho công việc, cũng có thể là những cố gắng để vượt qua được những trạng thái tâm lý âm tính do tính chất công việc đem lại…

Bên cạnh sự nỗ lực của cá nhân, nhiều TN cho rằng địa vị gia đình, bố mẹ hoặc các quan hệ xã hội của bản thân có vai trò quan trọng thứ hai trong việc tạo nên sự thành đạt của cá nhân trong cuộc sống. Yếu tố này được đánh giá cao hơn yếu tố “huyết thống, dòng dõi gia đình” (2,24 điểm so với 2,8 điểm). Thậm chí, có 18,7% số khách thể cho rằng đây là yếu tố quan trọng bậc nhất dẫn đến sự thành đạt. Có lẽ đây là sự phản ánh hiện thực khách quan đang tồn tại trong xã hội ngày nay. Trên thực tế, không ít người không có năng lực, hiệu quả làm việc không cao song nhờ có địa vị xã hội của bố mẹ, quan hệ xã hội của cá nhân mà vẫn được cất nhắc về chức vụ, được nâng lương…Tuy nhiên, thực trạng xã hội hiện nay cho thấy bản thân những người muốn làm việc, muốn có cơ hội cống hiến, muốn trở thành người thành đạt cũng phải biết tạo dựng các quan hệ xã hội có lợi. “Công việc của mình đòi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w