6. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Một số khái niệm khác có liên quan đến đề tài
- Quan niệm về sự thành đạt: là sự nhìn nhận của mỗi người về sự thành
đạt trong cuộc sống. Sự nhìn nhận này có thể có những mức độ khái quát khác nhay và nội dung khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
- Khái niệm cư trú: Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), cư
trú nghĩa là ở thường ngày tại một nơi nào đó.
- Thành đạt: đạt kết quả tốt đẹp, đạt được mục đích trong sự nghiệp và
cuộc sống.
- Sự lo sợ thất bại: lo sợ không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐCTĐ của TN, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Động cơ nói chung và ĐCTĐ nói riêng là một vấn đề rất quan trọng trong Tâm lý học. ĐCTĐ được hiểu là động cơ thôi thúc con người vươn tới sự điêu luyện, thành thạo với kết quả cao nhất trong thực hiện công việc, trong cuộc sống. ĐCTĐ được hình thành và phát triển trong hoạt động của chủ thể và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. ĐCTĐ là một hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sống khác nhau của con người. Vì vậy có thể đo đạc ĐCTĐ bằng các phương pháp khác nhau.
- TN là lớp người có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Ở giai đoạn này, ĐCTĐ của TN phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong công việc, trong cuộc sống của họ. Vì vậy, việc nghiên cứu ĐCTĐ của TN, để từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm tích cực hóa ĐCTĐ của TN là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU