6. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.4.2.1. Trắc nghiệm đo ĐCTĐ của T. Êlerka.
a, Mục đích: Trắc nghiệm này nhằm đo mức độ biểu hiện của ĐCTĐ của
khách thể nghiên cứu. Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều phương pháp đo đạc ĐCTĐ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những phương pháp đó chỉ đo được ĐCTĐ tiềm năng của khách thể khảo sát. Động cơ đó có trở thành hiện thực hay không, có thể hiện ra trong kết quả hoạt động của chủ thể hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Một hướng nghiên cứu khác là xác định ĐCTĐ ở hiện thực thông qua việc sử dụng bảng hỏi tự đánh giá về các biểu hiện hành vi của khách thể khảo sát. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi theo phương pháp thứ hai, do đó chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm đo ĐCTĐ của T.Êlerka.
đánh giá theo nội dung cho sẵn. Khi thực hiện trắc nghiệm, khách thể chỉ cần trả lời “đúng” hay “không đúng” với mỗi câu. Điểm tối đa là 32, điểm tối thiểu là 0. Các mức độ biểu hiện của ĐCTĐ được đánh giá như sau:
- Từ 1 – 10 điểm: ĐCTĐ ở mức thấp - Từ 11 – 16 điểm: ĐCTĐ ở mức trung bình - Từ 17 – 20 điểm: ĐCTĐ ở mức độ cao - Trên 21 điểm: ĐCTĐ ở mức độ rất cao.
2.4.2.2. Trắc nghiệm đo NCTĐ của Nhemov
a, Mục đích: Trắc nghiệm này nhằm đo mức độ biểu hiện của NCTĐ, từ
đó tính được tương quan giữa ĐCTĐ và NCTĐ của khách thể khảo sát.
b, Cách tiến hành: Cũng tương tự như trắc nghiệm đo ĐCTĐ, khi thực
hiện trắc nghiệm này, khách thể chỉ cần trả lời “đúng” hay “không đúng” với 22 câu cho sẵn. Điểm tối đa của trắc nghiệm là 22, điểm tối thiểu là 0. Các mức độ biểu hiện của NCTĐ được đánh giá như sau:
- Từ 2 – 11 điểm: NCTĐ ở mức thấp - Từ 12 – 15 điểm: NCTĐ ở mức trung bình - Trên 16 điểm: NCTĐ ở mức cao.
2.4.2.3. Trắc nghiệm chẩn đoán MĐLSTB của T.Êlerka
a, Mục đích: Trắc nghiệm này dùng để đo sự lo sợ thất bại, từ đó có thể
đánh giá tương quan của yếu tố này với ĐCTĐ và MĐLSTB của khách thể khảo sát.
b, Cách tiến hành: Trắc nghiệm gồm 30 nội dung tương ứng với 30
hàng, mỗi hàng có 3 từ nằm trong 3 cột. Khi thực hiện trắc nghiệm, khách thể sẽ chọn trong mỗi hàng chỉ một từ đúng với tính cách của họ nhất và đánh dấu nó. Điểm tối đa của trắc nghiệm là 30, điểm tối thiểu là 0. Tổng điểm càng lớn, MĐLSTB càng cao. Các mức độ biểu hiện của sự lo sợ thất bại được đánh giá như sau:
- Từ 11 – 16 điểm: Sự lo sợ thất bại ở mức độ trung bình - Từ 17 – 20 điểm: Sự lo sợ thất bại ở mức độ cao
- Trên 20 điểm: Sự lo sợ thất bại ở mức độ rất cao.
2.2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a, Mục đích: bảng hỏi với 9 câu hỏi được xây dựng nhằm mục đích tìm
hiểu những vấn đề chủ yếu như quan niệm của khách thể về sự thành đạt trong cuộc sống, sự nhìn nhận về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCTĐ…
b, Cách tiến hành: trước khi tiến hành điều tra chính thức, trong đợt
khảo sát thử, chúng tôi đã yêu cầu các khách thể khảo sát bày tỏ quan điểm của mình dưới hình thức trả lời câu hỏi mở hoàn toàn. Chẳng hạn: “Theo bạn, thế nào là một người thành đạt” hoặc “Theo bạn, làm thế nào để đạt được sự thành công trong cuộc sống?”…Những nội dung trả lời được nhiều người nhắc đến, cùng với một số tiêu chí trong các nghiên cứu về ĐCTĐ được sử dụng để xây dựng bảng hỏi cho lần khảo sát chính thức. Như vậy, trong lần khảo sát chính thức, khi trả lời các câu hỏi, khách thể phải lựa chọn những phương án phù hợp với bản thân mình nhất.
Nguyên tắc xây dựng phiếu hỏi: chúng tôi cố gắng soạn thảo câu hỏi rõ ràng, đơn trị, dễ hiểu, nội dung câu hỏi bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin về hiện trạng cần nghiên cứu. Cụ thể:
- Câu 1, 2: Tìm hiểu quan niệm về sự thành đạt
- Câu 9: Tìm hiểu những động lực thôi thúc TN học tập, làm việc và phấn đấu vươn lên.
- Câu 8: Tìm hiểu vai trò của một số đặc điểm nhân cách đến ĐCTĐ - Câu 3,4,5,6,7: Tìm hiểu vai trò của một số yếu tố môi trường đến
ĐCTĐ của TN. c, Cách đánh giá
- Riêng đối với những câu hỏi: 2, 7, 8, 9 chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ quan trọng nhất của từng nội dung theo thang đo như sau: Mức độ
quan trọng nhất = 1 điểm, điểm càng cao mức độ quan trọng càng giảm dần. Sau đó, chúng tôi sắp xếp thứ bậc cho từng nội dung của mỗi câu hỏi.
2.4.2.5. Phương pháp trò chuyện
a, Mục đích: Đây được xem như là một phương pháp bổ trợ nhằm tìm
hiểu sâu một số vấn đề mà khảo sát đại trà chưa đáp ứng được.
b, Cách tiến hành: trò chuyện được tiến hành trực tiếp với khách thể
khảo sát. Khi trò chuyện phải tế nhị, gây được cảm tình đối với khách thể; đặt câu hỏi phù hợp để thu thập được thông tin cần nghiên cứu.
2.4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
a, Mục đích: phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đưa ra những kết luận định lượng cho đề tài, làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ chính xác, tin cậy; trên cơ sở đó đưa ra những kết luận về thực trạng ĐCTĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
b, Cách tiến hành: Chúng tôi kiểm tra các kết quả làm trắc nghiệm và
bảng hỏi, loại bỏ những phiếu không hợp lệ; sau đó tiến hành xử lý các kết quả làm trắc nghiệm và bảng hỏi bằng cách tính số trung bình, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số bé nhất, tỉ lệ %, thứ hạng, hệ số tương quan.
Trong quá trình xử lý số liệu, chúng tôi sử dụng những công thức sau: - Công thức tính tương quan hạng Sperman:
(N 1) . N D . 6 1 P 2 2 − − = ∑ D: Hiệu số thứ bậc N: Số cặp hạng
- Công thức tính tương quan hạng Person
2 2 xy y . x y . x r ∑ ∑∑ =
X: độ lệch của mỗi điểm số X với điểm trung bình của nó Y: độ lệch của mỗi điểm số Y với điểm trung bình của nó - Công thức tính giá trị trung bình
N X M =Σ X: điểm số N: số điểm số - Công thức tính độ lệch chuẩn ∑ ∑ = = − = σ N 1 i 2 N 1 i i 2 i X X . N . N 1 N: số điểm số X: điểm số Kết luận chương 2
Để đánh giá mức độ biểu hiện của ĐCTĐ, NCTĐ và MĐLSTB của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử trên 50 khách thể và nghiên cứu chính thức trên 419 khách thể. Quy trình nghiên cứu được tiến hành một cách chặt chẽ, đúng trình tự, đảm bảo tính khoa học, chính xác.
Đề tài sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nhờ đó thu được kết quả khách quan và đáng tin cậy.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN