Kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt)

Một phần của tài liệu Cây thuốc, vị thuốc phòng và chữa bệnh phụ nữ (Trang 28)

Kinh nguyệt không đều là một chứng bệnh ở nữ giới khi đến tuổi phát dục đã có hành kinh nay bị rối loạn không theo chu kỳ bình thường của mỗi cơ thể.

Kinh nguyệt không đều gồm có:

- Rối loạn về chu kỳ: Ngắn quá hoặc dài quá theo chu kỳ chung (một tháng một lần) hoặc theo chu kỳ đặc thù riêng (tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niên) của cá thể phụ nữ; hoặc thất thường khi có khi mất. Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ (kinh sớm, kinh trồi) thường do thực do nhiệt; kinh nguyệt đến sau kỳ (kinh muộn, kinh sụt) thường do hư do hàn.

- Rối loạn về lượng và chất : Kinh huyết khi nhiều khi ít hoặc ngày hành kinh quá dài, quá ngắn…không theo hằng định của mỗi cơ thể.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Nguyên nhân không ngoài nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống ẩm thực… còn thêm một số nguyên nhân khác như chế độ vệ sinh kinh nguyệt, tập tục sinh họat, phòng dục…cũng gây bệnh lý nghiêm trọng.

- Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại tà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra.

- Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.

- Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.

- Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung, Nhâm mà gây ra.

- Do cảm nhiễm hàn tà: Người đang thời kỳ kinh nguyệt không may bị lạnh thời gian dài làm cho hàn tà xâm nhập vào kinh huyết, bào cung mà gây ra.

- Đàm trệ: Do công năng vận hóa thủy thấp của Tỳ không tốt kết hợp với việc hóa khí hành thủy không được làm cho đàm trở trệ ảnh hưởng tới Xung, Nhâm, kinh huyết mà gây ra.

Điều trị

Kinh trước kỳ (kinh sớm, kinh trồi)

* Huyết nhiệt: Kinh nguyệt ra trước kỳ sắc đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người hay choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

- Bài thuốc:

Đan bì 12g Địa cốt bì 12g Bạch thược 12g Bạch linh 12g Hoàng bá 10g Thạch cao 12g Sinh địa 16g Đào nhân 8g Hồng hoa 8g Hoàng cầm 10g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Can uất: Kinh nguyệt ra trước kỳ, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng nhiều, ít không nhất định, ngực sườn đầy tức, hay đau hai bên mạng sườn, bụng trướng trước khi hành kinh, người hay choáng váng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác.

- Bài thuốc:

Bạch thược 12g Bạch linh 12g Bạch truật 12g Đương quy 12g Sài hồ 10g Đan bì 10g Bạc hà 8g Cam thảo 6g Đào nhân 8g Hồng hoa 8g Hoàng cầm 10g Hương phụ 10g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Khí trệ: Kinh nguyệt chậm 6 - 7 ngày, sắc kinh đỏ hoặc đỏ sẫm không nhất định, có khi lẫn máu cục, lượng ít, lưng đau, bụng trướng, người mệt mỏi, sắc mặt xanh xạm, ấm ách khó chịu. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Mạch huyền.

Bạch thược 12g Bạch truật 16g Đương quy 16g Xuyên khung 12g Tiểu hồi hương 8g

Sinh địa 16g Trần bì 12g Hương phụ 16g Hoàng cầm 12g - Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Huyết ứ: Kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ một vài ngày, sắc kinh đỏ tươi, hoặc đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, người mệt mỏi; Chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi. Mạch tế sác.

- Bài thuốc:

Xuyên khung 12g Xuyên quy 12g Bạch thược 12g Sinh địa 16g Cam thảo 6g Đào nhân 8g Hồng hoa 8g Hương phụ 10g Ô dược 12g Huyền hồ sách 8g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Đàm trệ: Kinh nguyệt ra sau kỳ, sắc kinh nhợt, có khi lẫn máu cục, lượng ít, ngực bụng đầy tức, ậm ạch buồn nôn hoặc nôn mửa ra đàm, ăn uống kém, người mệt mỏi uể oải, khó chịu, thường gặp ở người béo bệu. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, dính nhớt. Mạch họat.

- Bài thuốc: Xuyên khung 12g Xuyên quy 12g Trần bì 12g Cam thảo 10g Bán hạ 12g Phục linh 12g Sinh khương 8g Đào nhân 8g Hồng hoa 8g Hương phụ 10g - Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần. Kinh sau kỳ (kinh muộn, kinh sụt)

* Do hàn tà ảnh hưởng đến kinh huyết: Kinh nguyệt ra sau kỳ, sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít, hay đau bụng vùng thiểu phúc trước khi hành kinh, đau âm ỉ, người mệt mỏi, chân tay lạnh, hay đầy bụng, ăn kém tiêu. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Mạch trầm trì.

- Bài thuốc:

Xuyên khung 12g Xuyên quy 12g Bạch thược 12g Đảng sâm 12g Quế chi 10g Ngô thù du 8g Đan bì 10g Cam thảo 6g Bán hạ 10g Mạch môn 10g Sinh khương 8g Ô dược 12g Huyền hồ sách 8g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Huyết hư: Kinh nguyệt ra sau kỳ, sắc kinh đỏ nhợt, có khi lẫn máu cục, lượng ít, lưng đau, bụng trướng, vùng thiểu phúc, người mệt mỏi, chân tay mềm nhẽo có khi phù thũng, hay đầy bụng, ăn uống kém tiêu. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng. Mạch hư nhược.

Bạch thược 12g Đương quy 12g Xuyên khung 12g Sinh địa 16g Hương phụ 12g Hoàng liên 6g

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần. - Châm cứu:

Ôn câm, Khí hải, Trung cực, Đới mạch, Thận du, Tam âm giao, Thái xung. Kinh nguyệt rối loạn không định kỳ

* Triệu chứng lâm sàng: Kinh nguyệt rối loạn trước hoặc sau kỳ, sắc kinh nhợt, da xanh vàng, môi nhợt, ăn uống kém, hay đầy bụng, sôi bụng, ỉa lỏng, người mệt mỏi, chân tay mềm nhẽo. Chất lưỡi nhợt. Mạch hư nhược.

- Bài thuốc:

Bạch truật 12g Phục thần 12g Hoàng kỳ 12g Long nhãn 12g Toan táo nhân 12g Nhân sâm 8g Mộc hương 4g Cam thảo 8g Đương quy 10g Viễn chí 8g Đào nhân 8g Hồng hoa 8g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Thận hư: Kinh nguyệt rối loạn trước hoặc sau kỳ, sắc kinh nhợt loãng, sắc mặt tối sạm, đầu choáng tai ù, lưng đau mỏi, tiểu tiện nhiều về đêm, ăn uống kém, hay đầy bụng, sôi bụng, người mệt mỏi. Chất lưỡi nhợt. Mạch tế sác.

- Bài thuốc:

Đảng sâm 12g Thục địa 16g Hoài sơn 12g Sơn thù 16g Viễn chí 10g Thỏ ty tử 10g Ngũ vị tử 8g Đào nhân 8g Hồng hoa 8g Hương phụ 12g Cam thảo 6g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Khí uất: Kinh nguyệt rối loạn trước hoặc sau kỳ, sắp đến kỳ hành kinh đầy trướng ngực bụng, kinh nguyệt khó ra, sắc kinh khi đỏ khi nhợt, tính khí thất thường, hay đầy bụng, sôi bụng, người mệt mỏi, chất lưỡi hồng, nhợt. Mạch sác.

- Bài thuốc:

Đương quy 16g Bạch thược 12g Thục địa 16g Hoài sơn 12g Phục linh 16g Sài hồ 12g Kinh giới tuệ 10g Bạch truật 12g Thỏ ty tử 10g Trạch lan diệp 8g Đào nhân 8g Hồng hoa 8g Hương phụ 12g Cam thảo 6g Ô dược 12g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

* Hư hàn: Bụng dưới lạnh ngắt hay có những cơn đau bụng dữ dội, kinh nguyệt thường sụt ngày, màu kinh nhợt, lượng kinh ít, mạch trầm trì. Nếu kiêm thận hư thì đau lưng mỏi gối, ù tai, tiểu tiện nhiều, lãnh đạm tình dục, lượng kinh ít, chất lưỡi nhợt. Mạch trầm trì vô lực. Chân dương không sung túc thì lưng đau như gãy, sắc mặt vàng xám, thiểu phúc lạnh, chân tay lạnh, bủn rủn, nhức mỏi, miệng nhạt, thích ăn đồ cay ấm, kinh nguyệt chậm kỳ kèm theo khí hư bạch đới, đái rắt hoặc đái nhiều không cầm được. Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, nhớt. Mạch trầm nhược.

- Bài thuốc:

Ngải cứu 16g Đương quy 16g Bạch thược 12g Hoàng kỳ 12g Ngô thù du 8g Hương phụ 20g Xuyên khung 12g Sinh địa hoàng 16g Tục đoạn 12g Quan quế 4g

- Cách dùng:

Ngày sắc 1 thang, chia 3 lần, uống ấm.

* Huyết hư: Da mặt vàng sạm, tinh thần uể oải, đầu choáng mắt mờ, người gày yếu, kinh nguyệt lượng ra ít, màu nhợt, không đúng kỳ. Chất lưỡi nhợt, bệu, rêu lưỡi mỏng; Mạch hư sác.

- Bài thuốc:

Đại thục địa 40g Đương quy 20g Bạch thược 20g Sơn thù nhục 20g - Cách dùng:

Ngày uống 1 thang chia đều 3 lần uống trong ngày.

* Đàm thấp: Người béo bệu, ậm ạch, buồn nôn, đầu choáng, hay hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều khí hư

trắng đặc dính, kinh nguyệt không đều, lượng kinh nhiều; Mạch họat. - Bài thuốc:

Bán hạ chế 20g Hương phụ 20g Trần bì 12g Xuyên khung 16g Thần khúc 12g Phục linh 12g - Cách dùng:

Ngày uống 1 thang chia đều 3 lần uống trong ngày.

* Can uất: Tinh thần không thư thái, căng thẳng, hay cáu giận, uất ức không vui, đầy tức 2 mạng sườn hoặc trướng bụng mê sảng. Kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi vàng mỏng; Mạch huyền sác.

- Bài thuốc:

Đương quy 20g Bạch truật 20g Mẫu đơn bì 12g Hương phụ 20g Bạch thược 40g Thiên hoa phấn 12g Phục linh 12g

- Cách dùng:

Ngày uống 1 thang chia đều 3 lần uống trong ngày.

* Huyết nhiệt: Mặt đỏ, môi khô hồng, trước khi hành kinh thường nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, họng khô miệng đắng, ngũ tâm phiền nhiệt, kinh nguyệt trước kỳ, chất kinh đỏ, nhiều; Mạch sác.

- Bài thuốc:

Bạch truật 16g Mẫu đơn bì 12g Thạch hộc 10g Ngũ vị tử 4g Sa sâm 20g - Cách dùng:

Ngày uống 1 thang, chia đều 3 lần. 3.THỐNG KINH (ĐAU BỤNG KINH)

Bình thường khi phụ nữ sắp có hành kinh phần lớn thấy mỏi lưng hoặc hơi đau bụng vùng thiểu phúc, đau lưng, sau đó ra kinh nguyệt. Nhưng cũng có những trường hợp đau dữ dội một vài ngày khiến người phụ nữ không thể làm việc được thậm chí bỏ cả ăn uống, người mệt mỏi làm cho người phụ nữ kinh sợ mỗi kỳ hành kinh.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Có nhiều nguyên nhân và cơ chế gây ra rối loạn kinh nguyệt. Chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên nhân chính thường gặp trên lâm sàng:

- Khí trệ: Do lo nghĩ quá, hoặc tư tưởng không thoải mái, uất ức quá làm cho khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến can, đởm mà can huyết lại liên quan đến hai mạch Xung, Nhâm chủ đạo về đường kinh thủy làm rối loạn kinh nguyệt gây đau.

- Huyết ứ: Do nhiều tác nhân có thể nguyên nhân tại chỗ hoặc toàn thân, nhưng đều làm cho huyết ứ, huyết ngưng mà con đường kinh thủy bị rối loạn, khi ít, khi nhiều khi ra quá sớm, khi quá muộn…Một số trường hợp sau đẻ hoặc sau sảy thai, kinh nguyệt rối loạn, thậm chí hàng vài ba năm không thấy kinh, do huyết dịch theo đường kinh thủy bị ứ trệ bế tắc không được khơi thông, gây đau…

- Hàn tà (thực hàn): Do ăn quá nhiều đồ sống lạnh, hoặc cảm nhiễm hàn tà quá mạnh làm tổn thương trực tiếp vào hai mạch Xung, Nhâm làm bế tắc vận hành kinh huyết gây đau.

- Huyết hư: Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết hư: có thể do tiên thiên bất túc hoặc sau đợt ốm nặng mà ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan tạo huyết hoặc do tỳ thận dương hư quá mức làm cho chức năng tiêu hóa, hấp thu tinh hoa của ngũ cốc không được…Và những yếu tố làm huyết khô kiệt, ảnh hưởng tới hai mạch Xung, Nhâm, bào cung không được nuôi dưỡng gây đau.

- Thận hư: Theo lý luận của Đông y thận chủ phần âm, phần thủy trong cơ thể. Khi thận âm hư phần âm huyết không đủ để nuôi dưỡng can mộc, làm cho công năng sơ tiết điều đạt của can bị ảnh hưởng gây ra đau.

- Hư hàn: Do bẩm tố người bệnh vốn có dương hư là điều kiện thuận lợi để sinh hàn, sinh thấp; hàn thấp làm cho khí huyết uất trệ không thông gây đau.

Điều trị

* Khí trệ: Đau bụng dữ dội đau quặn, cảm giác co thắt từng cơn ở vùng thiểu phúc, cự án, đau trước khi hành kinh, người cảm giác buồn phiền khó chịu. Mạch huyền.

- Bài thuốc:

Ô dược 24g Sa nhân 16g Hương phụ 32g Mộc hương 10g Sắc uống ngày 1 thang, uống ấm, chia đều 4 lần trong ngày.

* Huyết ứ: Đau bụng từng cơn mặt mày xanh tái, có

khi choáng, bụng trướng căng ở vùng thiểu phúc, đau cự án, đau trước hành kinh. Khi kinh nguyệt ra được đỡ đau ngay. Mạch nhu, hoãn.

- Bài thuốc:

Xuyên khung 16g Xuyên quy 24g Thược dược 24g Địa hoàng 32g Đào nhân 10g Hồng hoa 8g Huyền hồ 8g

Sắc uống ngày 1 thang. Uống ấm chia đều 3 lần trong ngày.

* Thực hàn: Đau bụng, bụng rắn cứng vùng thiểu phúc, đau gò người, đau rũ rượi, mỗi khi hành kinh ra được thì đỡ đau, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng. Mạch trì.

- Bài thuốc:

Đương quy 16g Nhục quế 10g Cao bản 12g Ngô thù du 10g Can khương 8g Phục linh 12g Bán hạ 12g Mạch môn 12g Phòng phong 10g Cam thảo 6g Mộc hương quảng 4g

Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần trong ngày.

* Huyết hư: Đau bụng âm ỉ, liên miên từ khi hành kinh đến khi hết hành kinh vẫn đau ê ẩm, kèm theo kinh loãng, nhợt màu, người mệt mỏi lưỡi bệu, da xanh. Mạch hư nhược.

- Bài thuốc:

Xuyên khung 12g Xuyên quy 16g

Thược dược 12g Địa hoàng 24g Nhân sâm 12g Bạch linh 12g Bạch truật 12g Cam thảo 8g Đào nhân 10g Hồng hoa 8g Hương phụ 12g Ô dược 12g Đại táo 7 quả

Sắc 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần trong ngày.

- Châm cứu: Châm bổ: Tam âm giao, đới mạch, thận du, nội quan, huyết hải.

* Can thận hư: Đau bụng âm ỉ, liên miên, đau sau khi hành kinh kèm theo người gầy, da khô, chân tay mềm yếu, lưng đau, mỏi gối, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt. Mạch tế sác.

- Bài thuốc:

Mộc hương 4g Sơn thù nhục 24g Bạch thược 24g Đương quy 24g Ba kích 16g Hoài sơn 16g Cam thảo 8g A giao 16g

Sắc uống ngày 1 thang. Uống ấm, chia đều 3 lần trong ngày.

* Hư hàn: Đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng như dùi đâm, xoa day ấn thì dễ chịu, người mệt mỏi ăn uống kém, đầy bụng, sôi bụng. Bệnh nặng có triệu chứng ngũ canh tả. Mạch trầm tế vô lực.

- Bài thuốc:

Ngô thù du 10g Quế chi 12g Xuyên khung 12g Đương quy 16g

Bạch thược 16g Nhân sâm 12g Cam thảo 8g Đan bì 12g A giao 12g Bán hạ 12g Mạch môn 12g Sinh khương 12g

4. KINH BẾ

Kinh bế là nữ giới sau khi đã có hành kinh một thời gian theo chu kỳ nhất định, nay tự nhiên không thấy có kinh nguyệt hàng tháng hoặc như trước nữa (mặc dù không có quan hệ tình dục, hoặc không có dấu hiệu có thai…)

Kinh bế còn gọi là “Bật kinh” hay “Trần huyết”. Một số trường hợp sau sinh đẻ hoặc ốm nặng không thấy hành kinh trở lại cũng thuộc phạm vi bế kinh.

Bế kinh do nhiều nguyên nhân phụ thuộc từng cơ thể người bệnh cần phải được xem xét chi tiết mới có phép chữa thích hợp.

Một số trường hợp đặc biệt: Tinh nguyệt, cự kinh, tỵ niên…nếu vượt quá 3 lịch kỳ cũng

Một phần của tài liệu Cây thuốc, vị thuốc phòng và chữa bệnh phụ nữ (Trang 28)