Quan niệm của Đông y

Một phần của tài liệu Cây thuốc, vị thuốc phòng và chữa bệnh phụ nữ (Trang 61)

Bệnh về vú, sữa bao gồm các chứng trạng về bệnh tại chỗ của vú, phòng: Sữa ra nhiều, sữa ra ít, sữa ra không đúng theo yêu cầu, không có sữa…và những bệnh như: Sưng, đau, nứt kẽ đầu vú.

Quan hệ giữa kinh lạc với nhũ căn

Vú ở vào vị trí khoang kẽ giữa trước xương sườn thứ 3 và thứ 6. Theo Đông y, vú là nơi hội tụ của các kinh lạc như: Kinh Túc dương minh Vị, kinh Túc thái âm Tỳ, kinh Túc quyết âm Can, kinh Túc thiếu âm Thận, các kinh mạch này đều từ chân đi lên ngực có nhánh vào hai vú, hai mạch Xung - Nhâm cũng từ bào cung đi qua bụng, rốn lên ngực và có phân hai nhánh vào tuyến vú.

Quan hệ giữa tạng phủ và nhũ căn

Kinh lạc là bắt nguồn từ tạng phủ và đi ra bề mặt ngoài của cơ thể cho nên các tạng phủ và kinh lạc có quan hệ với vú và thông với tuyến vú. Thận vốn là nguồn của tiên thiên, và Tỳ là nguồn của hậu thiên, cho nên sự phát triển của vú là không thể tách rời hai tạng là tỳ và thận. Sữa do tinh chất của thức ăn tạo thành, tỳ vị có khỏe thì sữa mới nhiều. Can chủ sơ tiết và chi phối việc bài tiết sữa. Can khí mà không thư thái thì việc bài tiết sữa cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Sự quan hệ giữa tạng phủ, kinh lạc, vú và tuyến vú rất mật thiết, cho nên các yếu tố làm tắc nghẽn kinh lạc, gây rối loạn chức năng tạng phủ đều có thể gây bệnh cho vú, tuyến vú.

Những nguyên nhân thường gặp là:

- Can uất vị nhiệt: Do khi mới sinh đẻ không day vú đều làm cho đường sữa không thông mà gây ra sưng đau tuyến vú.

Do sức bú của trẻ không phù hợp với lượng sữa đã sinh ra, gây ứ đọng lại không được vắt bỏ đi tạo thành sữa ôi lâu ngày gây ứ đọng kết tụ (sữa ôi) cũng gây ra sưng đau tuyến vú.

Do can khí không thông đạt, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích ở tỳ vị, kinh lạc không thông, khí trệ huyết ứ lâu ngày hóa nhiệt gây ra tuyến vú, sưng, nóng, đỏ, đau.

- Can khí uất huyễn vậng: Do can khí không được thư thái sinh khí trệ huyết ứ, can uất làm cho công năng vận hóa của tỳ bị rối loạn gây ra đàm trọc nội sinh, khí trệ đàm ứ liên kết với nhau, cơ thể bứt rứt khó chịu, dễ bực bội, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền họat. Thường gặp trong các chứng vú có nhiều u, cục.

- Can thận bất túc: Do tiên thiên bất túc hoặc hậu thiên suy tổn, hoặc sinh đẻ quá nhiều làm cho can thận hư, hai mạch Xung - Nhâm mất điều hòa, tinh huyết thiếu, thận thủy không dưỡng được can mộc sinh ra can hỏa vượng thiêu đốt làm khô tân dịch mà hóa thành đàm, đàm kết thành hạch, thường có liên quan đến kinh nguyệt và thai nghén. Triệu chứng đau tức tăng trước lúc có kinh, kèm theo chóng mặt ù tai, lưng đau gối mỏi, kinh nguyệt không đều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế sác. Thường gặp trong trường hợp sưng đau tuyến vú, vú có nhiều u cục.

- Âm hư đàm ngưng: Do phế thận âm hư sinh hỏa vượng thiêu đốt tân dịch thành đàm, đàm kết tụ ở tuyến vú sinh u cục. Thường sắc da không thay đổi, hơi đau, phát thành mủ chậm, khi có mủ nước mủ loãng trong, hay sốt về chiều, đêm ra mồ hôi trộm, người gầy yếu, ăn ít; Chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch tế sác. Thường gặp trong chứng vú lao có liên quan với chứng phế âm hư.

- Độc tà ngoại nhập: Do chính khí suy hoặc do đầu nhũ lõm ngoại tà xâm nhiễm gây bệnh, hoặc sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa sạch đầu vú hoặc do ngoại cảm hàn tà gây bế tắc làm cho sữa không thông lưu thông kế tụ lại mà gây ra sưng đau tuyến vú.

Một phần của tài liệu Cây thuốc, vị thuốc phòng và chữa bệnh phụ nữ (Trang 61)