Lãnh dục nữ phần nhiều xảy ra ở phụ nữ trung niên đã kết hôn, cũng có thể xảy ra ở phụ nữ đã lấy chồng ở tuổi thanh niên. Đây là một loại hiện tượng không hứng thú với sinh hoạt tình dục. Phần này chỉ bàn đến chứng lãnh dục phát sinh do bệnh tật.
Chữa triệu chứng
* Khí huyết thiếu hư : Người phụ nữ lãnh dục thường cảm thấy váng đầu, bủn rủn chân tay, tim đập mạnh loạn nhịp, sụt hơi, sau sinh hoạt tình dục cảm thấy mệt mỏi triền miên, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch huyền. Mục đích chữa trị là bổ khí ích huyết
- Bài thuốc (có thể dùng thang Quy tì gia giảm)
Đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 18g, Đương quy 10g, Bạch truật 6g, Kê huyết đằng 15g, Tử hà sa 10g, Tiêu linh kỳ 10g, Cam thảo chích 8g, Xuyên khung 6g, Thục địa 15g.
- Cách dùng: Đổ nước sắc còn 300ml, ngày chia làm 3 lần, uống nóng.
* Thận khí suy nhược : Người phụ nữ lãnh dục thường cảm thấy hoa mắt ù tai, lưng mỏi, gối rủn, sinh hoạt tình dục xong cảm thấy lưng mỏi đau hơn, khí hư khô, ít, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, song mạch xích hơi trầm. Phương pháp chữa trị : Bổ thận tráng dương
- Bài thuốc:
Sừng hươu khô 15g, Nhục thung dung 12g, Hoài sơn 12g, Xà sàng tử 8g, Tiên linh tỳ 12g, Rau cần (tươi) 30g, Ngọc trúc 10g, Ba kích 6g, Đảng sâm 10g, Cam thảo chích 8g.
- Cách dùng: Đổ nước sắc còn 300ml, ngày chia làm 3 lần, uống nóng.
* Can khí tích tụ : Người phụ nữ lãnh dục thường buồn bực dễ cáu, hoặc ngực sườn khó chịu, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch hơi huyền. Phương pháp chữa trị :sơ can giải uất.
Sài hồ 10g, Bạch thược 12g, Đương quy 6g, Phục linh 12g, Thục địa 15g, Uất kim 10g, Bạch truật 8g, Bạc hà 7g, Tiên linh kỳ 12g, Tiểu hồi hương 6g, Cam thảo 8g.
- Cách dùng: Đổ nước sắc còn 300ml, ngày chia làm 3 lần, uống nóng. Liệu pháp ẩm thực
* Nhục thung dung 10 - 15g, thịt nạc dê 2 lạng, gạo tẻ 2 lạng, một chút muối tinh, hành 2 cây, gừng tươi 3 lát. Rửa nhục thung dung, thịt dê nạc, thái nhỏ. Dùng nồi đất sắc nhục thung dung lấy nước cốt, bỏ bã, cho thịt dê, gạo tẻ vào nồi cháo. Đợi sôi cho muối tinh, gừng tươi, hành nấu cháo loãng, mỗi ngày 1 thang , 5 - 7 ngày một liệu trình
Chú ý: không được dùng khi bị cảm sốt, đại tiện lỏng nhão, cường dương.
* Bột thỏ ty từ 500g, trứng chim sẻ 500 quả (bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng). Xay thổ ty tử thành bột, lấy 500 trứng chim sẻ vào tháng 2,3 mùa xuân, bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng, đánh tan ra, cho vào bột thổ ty tử hòa điều chế thành viên thuốc nhỏ to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30 viên khi đói, chiêu bằng nước muối hoặc rượu.
Chú ý : Cảm sốt, tình dục vượng thịnh không dùng.
Phần thứ ba: Cây thuốc, vị thuốc chữa bệnh
(Tên khoa học: clerodendron cyrtophyllumtyrez)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây Bọ mẩy (còn gọi là Đại thanh) thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi, cao 1 - 1,5m, phân nhiều cành, cành màu xanh, lúc non có phủ lông. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục - mũi mác, hay hình trứng thuôn, dài 6 - 15cm, rộng 2,5 -
7cm, đầu nhọn gốc lá tròn, mép nguyên. Hoa màu trắng, hợp thành chùm ở đầu các cành, ngọn cây, nhị thò ra ngoài dài gấp 2 tràng ống. Quả hạch.
Ở nước ta, cây Bọ mẩy mọc hoang ở nhiều vùng, nhất là trên các đồi đất hoang. Thu hái toàn cây, thái nhỏ, phơi khô.
Cây bọ mẩy có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giảm hoả, mát huyết, giải độc, tán ứ, cầm huyết, dùng lá nấu nước cho người uống để lọc máu và bồi dưỡng cơ thể, chữa viêm ruột, lị ra máu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, xuất huyết chân răng, phong thấp, nhức mỏi, tê bại. Thường dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh, làm cho ăn ngon, chóng lại sức. Có nơi hái lá non về nấu canh ăn.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Chữa bệnh rong huyết (kinh) của phụ nữ) - Bài thuốc:
Rễ bọ mẩy 30 Rễ gai 20g
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, mỗi lần uống dùng 1 thìa canh rượu pha lẫn với thuốc, uống trước khi ăn. Ngày uống 1 thang, cần uống 5 ngày liền.
* Chữa băng huyết hay kinh ra nhiều (kinh nguyệt nhiều) - Bài 1:
Rửa sạch giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 1 bát nước thuốc, cho bệnh nhân uống 1 lần trước khi ăn. Cần uống 3 ngày liền, trước kỳ kinh 10 ngày.
- Bài 2:
Lá bọ mẩy 30g Cỏ tháp bút 20g Ngải cứu 15g (sao cháy đen)
Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 5 ngày liền. Uống thuốc trước kỳ kinh 10 ngày.
(Tên khoa học Mallotus Aphta (Lour.) Mueell-Arg)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây bùm bụp thân gỗ, nhỏ, mọc bụi, cao 1 - 2m, cành non có lông màu vàng nhạt, cây có nhiều cành. Lá mọc so le, nguyên hình tim, đầu hơi nhọn, mép khía răng nông, cuống lá dài 3 - 5cm, phiến lá dài 10 - 15cm, rộng 5 - 7cm, mặt dưới có lông mịn màu trắng. Hoa đực, hoa cái riêng mọc thành bông đuôi sóc, dài 40 - 50cm. Quả nang, có gai mềm. Hạt màu đen bóng.
Cây bùm bụp mọc hoang ở nhiều vùng đồi núi ở nước ta.
Cây bùm bụp có vị hơi đắng chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, lá và vỏ thân cây có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Rễ, lá và thân, chữa các bệnh viêm gan mãn tính, sưng gan, lá lách, sa tử cung, sa trực tràng, huyết trắng, phù thũng khi có thai, viêm ruột ỉa chảy, chống nôn, chữa viêm loét hành tá tràng, cầm máu, mụn nhọt, viêm tai giữa.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Chữa sa tử cung: - Bài thuốc:
Rễ bùm bụp 30g Rễ kim anh 15g
- Cách dùng: Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 5 ngày liền.
Hàng ngày, dùng lá vông nem (50g) nấu nước rửa phần tử cung bị sa (cần rửa từ 2 - 3 lần/ngày). * Chữa băng huyết sau khi đẻ:
- Bài thuốc:
Vỏ thân bùm bụp khô 15g
Ngải cứu 10g (sao cháy đen) Lá huyết dụ 12g (sao cháy đen) Lá bọ mẩy 15g
- Cách dùng: Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống liền trong 3 ngày.
(Tên khoa học: Blumealacera)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cải trời thân thảo, mọc thẳng ; cao 0,3 - 0,7m cành và lá có bông nhỏ, có mùi thơm. Lá mọc so le, mép khía răng, to dài 5 - 8cm, rộng 3 - 5cm, phần gốc lá hơi nhỏ, phần ngọn lá to hơn, các lá
ở phần ngọn cây, ngọn nhánh có sẻ thuỳ không đều. Cụm hoa màu vàng, mọc ở ngọn cây, ngọn nhánh, hoa lưỡng tính, hoa hơi nhỏ. Quả bế, hạt đen, hoặc đỏ sẫm.
Cây cải trời mọc hoang ở hầu hết các vùng của nước ta, thường mọc ở hai bên ven đường đi, bờ ruộng, bờ đê....
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cải trời có vị đắng mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt ở gan, giải độc tiêu viêm, giải phiền uất, tiêu hòn cục ở trong ruột, cầm máu, sát trùng không độc, làm rau ăn (luộc hay nấu canh). Chữa tràng nhạc, mụn nhọt lở ngứa, bạch đới, viêm âm đạo, băng huyết, chảy máu cam, ho có đờm, táo bón mất ngủ.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Chữa bạch đới khí hư: - Bài thuốc:
Cải trời 30g Kim ngân hoa 16g Mộc thông 10g Mần tươi 8g Huyết dụ 12g - Cách dùng:
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 7 ngày liền.
* Chữa băng huyết
Cải trời 20g (sao cháy đen) Ngải cửu 15g (sao cháy đen) Huyết dụ 10g (sao cháy đen) * Chữa viêm âm đạo
Cải trời 25g Rau sam 15g Kim ngân hoa 10g Bồ công anh 10g Quả dành dành 8g Đơn gối hạc 6g
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 7 ngày liền.
Bên ngoài dùng rau sam 20g, tỏi 10g, nước vừa đủ nấu lên để lấy nước rửa âm đạo, ngày rửa 2 lần, 7 ngày liền.
(Tên khoa học: Cyperusrotundus L.)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cỏ gấu (hương phụ) thân thảo, sống lâu năm nhờ củ, cao 20 - 30cm, thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay màu đen, có nhiều đốt và có lông, thịt củ màu nâu nhạt. Lá hẹp 2 - 4mm, dài 6 - 20cm, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán ở ngọn thân. Quả ba cạnh mầu xám.
Cây cỏ gấu mọc hoang ở khắp các vùng của đất nước ta. Dùng thân rễ (gọi là củ).
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cỏ gấu có vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng khai thông tiếng nói, giảm uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau, chữa kinh nguyệt không đều, khi có kinh đau bụng. Chữa viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày ợ chua, giúp ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lị và ỉa chảy, chữa các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Chữa khí hư gây nên phù thũng:
Hương phụ 1000g, thái nhỏ ngâm 3 ngày trong nước tiểu trẻ em (của bé trai khoẻ mạnh) sau đó phơi khô, sao vàng tán thành bột mịn. Dùng nước cháo luyện viên bằng hạt đỗ xanh, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên với nước cơm.
* Chữa đau bụng khi hành kinh : - Bài thuốc:
Hương phụ 3g Ích mẫu 4g Ngải cứu 6g Bạch đồng nữ 5g - Cách dùng:
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, mỗi lần uống cần thêm 1 thìa cà phê đường trắng. Ngày uống 1 thang, cần uống 5 thang, uống thuốc trước kỳ kinh 10 ngày.
* Chữa kinh không đều, huyết áp cao: - Bài thuốc:
Hương phụ 3g Bạch đồng nữ 3g Ích mẫu 3g Ngải cứu 3g
- Cách dùng:
Sắc với nước, chia ra làm 3 lần uống trong ngày. Dùng luôn 10 ngày trước khi hành kinh. (Tên khoa học: Verbena Officinalis L.)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cỏ roi ngựa (Mã tiền thảo) thân thảo, mọc đứng, phân chia nhiều cành, mọc thành bụi, cao 30 - 70cm, thân vuông. Lá mọc đối, có răng, cuống lá rất ngắn hoặc không có. Hoa mọc thành chùm ở ngọn, gồm nhiều bông hình sợi, lá có mũi nhọn, hoa nhỏ không cuống, màu lam, tràng có ống hình trụ, uốn cong, có 5 thuỳ nhỏ. Quả nang có 4 nhân.
Cây cỏ roi ngựa mọc hoang ở hầu hết các vùng của nước ta, nhất là ở ven đường, ven rừng. Thu hái toàn cây vào mùa thu.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cỏ roi ngựa có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu phù, làm thông huyết, tán ứ, trừ sốt rét, chữa bệnh giun chỉ, cảm sốt, viêm họng, ho gà, viêm dạ dày ruột cấp, lị, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, viêm nhiễm đường tiết niệu, loét bìu đái, bế kinh, kinh nguyệt không đều.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Chữa kinh nguyệt không đều. - Bài thuốc:
Cỏ roi ngựa 40g Ích mẫu 20g Cỏ tháp bút 25g Ngải cứu 25g - Cách dùng:
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 5 ngày liền. Thuốc uống trước kỳ kinh 10 ngày.
* Chữa bế kinh, máu kết thành hòn cục. - Bài thuốc:
Cỏ roi ngựa 40g Rễ gai 30g - Cách dùng:
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống liền 7 ngày. Thuốc uống trước kỳ kinh 10 ngày.
(Tên khoa học: Equisetum arvense L.)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cỏ tháp bút thân thảo sống lâu năm. Phần thân mọc bò trên mặt đất, dài 20 - 60cm có rễ mọc từ các đốt thân. Phần thân mọc đứng cao 10 - 20cm, có màu lục, khía rãnh dọc thân, ở tận cùng của thân có một khối hình trứng kéo dài gồm các vây cỏ dạng đinh mang các túi bao tử, sinh sản vào mùa cuối đông đầu xuân.
Cây cỏ tháp bút mọc hoang ở nhiều vùng của nước ta, thu hái toàn cây vào mùa thu.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cỏ tháp bút có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, cầm máu, điều kinh, làm liền sẹo, chữa bệnh thũng, ho ra máu, băng huyết, chảy máu dạ dày, kinh nguyệt quá nhiều, chứa bệnh lao phổi, chữa đau mắt, cảm cúm.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Thuốc điều kinh - Bài thuốc:
Cỏ tháp bút 10g Hương phụ 8g Ích mẫu 6g
- Cách dùng
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 7 ngày liền, trước kỳ kinh 10 ngày.
* Chữa kinh nguyệt quá nhiều. - Bài thuốc:
Cỏ tháp bút 10g Mần tưới 12g Ích mẫu 8g Hương phụ 6g Ngải cứu 4g Lá huyết dụ 5g (sao cháy)
- Cách dùng
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, trước khi ăn, cần uống 5 ngày liền. (Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L.)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây dâm bụt thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi, có nhiều cành cao, cao 1 - 2m. Lá mọc so le, mép lá có răng cưa, cuống dài có màu tía. Hoa to, màu đỏ, cánh hoa uống cong, mép có răng cưa nhỏ, bộ nhị đơn thể gồm nhiều nhị dính liền nhau vươn ra ngoài.
Cây dâm bụt mọc hoang, được trồng làm hàng rào, làm cành ở nhiều vùng của nước ta, thường được trồng bằng cành. Vỏ, rễ thu hái vào mùa hạ. Lá, hoa chỉ dùng tươi.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây dâm bụt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, chữa bệnh quai bị, đau nhức chân tay, chữa kinh nguyệt không đều, chữa khí hư, chữa chàm mặt, kiết lỵ, hồi hộp khó ngủ, mụn nhọt.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Chữa kinh nguyệt không đều - Bài 1:
Rễ dâm bụt 30g (chỉ lấy vỏ rễ khô)
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, cần uống 5 ngày liền. Uống trước kỳ kinh 10 ngày.
- Bài 2:
Rễ dâm bụt 25g (vỏ rễ) Rau má 20g Ích mẫu 10g Hương phụ 8g
* Chữa bệnh khí hư của phụ nữ - Bài thuốc:
Vỏ thân dâm bụt 50g (sao vàng) Rau má 20g Bệ móc 8g
- Cách dùng:
Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, uống 5 ngày liền. (Tên khoa học: Strobilanthes acrocephalus T.)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cơm nếp thân thảo, mọc bò, thân mềm, các mấu trên thân phình to, rễ mọc ở các mấu. Lá mọc đối hình trứng, dài 3 - 8 cm, rộng 2 - 4 cm, đầu nhọn, mép hơi có khía tròn và nhăn nheo, hai mặt đều có lông thưa, khi lá bị héo có mùi thơm như mùi cơm nếp. Hoa trắng mọc ở kẽ lá, hay ở ngọn cành, cán hoa dài 5 - 8 cm. Quả dài 5 - 7 mm, phủ lông mịn, có 4 hạt.
Cây cơm nếp mọc hoang từ hạt ở khắp nơi trên đất nước ta, có một số địa phương trồng cây cơm nếp để lấy lá.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây cơm nếp có vị đắng, mùi thơm tính ấm, được nhân dân dùng cho vào nồi cơm, để khi cơm chín có mùi thơm, dùng làm thuốc an thần, chữa bệnh nhức đầu, khó ngủ, tăng sữa, thuốc bổ cho phụ nữ mới đẻ, dùng làm thuốc bó gãy xương.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Làm tăng sữa cho phụ nữ mới đẻ. Bài 1.
Lá cơm nếp 20g Đu đủ non 20g Móng giò 200g Gạo nếp 100g Nếu thành cháo cho sản phụ ăn nóng, ngày một lần vào lúc đói, cần ăn 3 ngày liền.
Bài 2.
Lá cơm nếp 20g Quả mít non 25g Móng chó 4 cái Gạo nếp 200g Nấu cháo và ăn như đã nói ở bài trên.
* Bồi bổ cho phụ nữ mới đẻ. Lá cơm nếp 20g
Cho nấu thành nước để sản phụ uống thay nước hàng ngày, cần uống 10 ngày liền. (Tên khoa học : Gnetum Montanum Mgf.)
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cây dây gắm thân gỗ mọc leo vươn dài 8 - 10m, thân tròn phình to ở các đốt. Lá nguyên mọc