Thai động bất an

Một phần của tài liệu Cây thuốc, vị thuốc phòng và chữa bệnh phụ nữ (Trang 54)

Thai động bất an là phụ nữ sau khi mang thai, thai máy động nhiều làm cơ thể người mẹ không yên, thậm chí buồn phiền khó chịu, không ăn uống được, buồn nôn, người mệt mỏi, tiểu tiện tần sác. Bệnh thường xảy ra trong thời kỳ tháng thứ 5 trở đi.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Bình thường phụ nữ sau có thai từ tháng thứ 5 trở đi, thấy thai máy động ở một hoặc hai bên bụng nhưng chỉ cảm giác nhẹ nhàng một chốc lát sau lại bình thường ngay. Khi khí huyết hư nhược không nuôi dưỡng được thai hoặc Xung, Nhâm hư hàn, hoặc do giận dữ quá làm tổn thương can

hỏa, hoặc do tỳ khí hư nhược hoặc do bản thân thai nhi không bình thường cũng gây ra thai động bất an.

Điều trị

* Tỳ hư sau lợi tật, thai động bất an: Phụ nữ sau có thai tiết tả, sau đó thai máy động, ăn uống kém, tâm thần hoảng loạn, thai động bất an.

Bạch truật 8g Nhân sâm 8g Bạch linh 8g Xuyên quy 8g Bạch thược 8g Xuyên khung 8g Thục địa hoàng 8g Cam thảo 8g

Bạch chỉ 8g

- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

* Hư lao thai động bất an: Phụ nữ sau khi có thai người gầy yếu, phiền nhiệt, đau đầu, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, thai máy động bất an.

- Bài thuốc:

Hoàng kỳ 12g Cam thảo 8g Nhân sâm 8g Đương quy 10g Trần bì 8g Thăng ma 8g Sài hồ 8g Bạch truật 12g Màn kinh tử 8g Lục thốn 12g

- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chương 4: Bệnh thời kỳ sau đẻ (sản hậu) 1. Đẻ muộn

Đông y gọi là bào y bất xuất để chỉ phụ nữ có thai tháng thứ 10 đến thời kỳ sinh đẻ nhưng chỉ hơi đau bụng lâm râm hoặc không thấy đau bụng, các biểu hiện chuyển dạ đẻ gần như không thấy, cơ thể người mẹ mệt mỏi, tâm hung trướng thống, suyễn cấp, phiền muộn lo sợ.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Nguyên nhân do khí lực hư nhược không thúc ước được sản môn mở để giúp cho thai ra ngoài, hoặc do huyết nhập bào y nhiều làm bào y tăng quá to dẫn đến tâm hung trước thống, suyễn cấp.

Điều trị

Phụ nữ có thai tháng thứ 10 đến thời kỳ sinh đẻ nhưng không thấy biểu hiện chuyển dạ đẻ, tâm hung trướng thống, suyễn cấp, cơ thể người mẹ mệt mỏi, phiền muộn, lo sợ. Mạch trầm sác.

Hắc phụ tử 12g Mẫu đơn bì 24g Can tất 4g Đại hoàng 12g

Cách bào chế: Hắc phụ tử bào, can tất sao nhỏ lửa đến giòn. Đại hoàng tán mịn tinh. Ba vị: Hắc phụ tử, Mẫu đơn bì và Can tất tán mịn tinh mễ thố tiễn, Đại hoàng tán mạt nấu thành cao hoàn viên.

- Cách dùng: Uống từ 10 - 12g với rượu, nếu thấy chuyển bào không uống nữa.

Một phần của tài liệu Cây thuốc, vị thuốc phòng và chữa bệnh phụ nữ (Trang 54)