Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 41)

2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại OceanBank 1 Tình hình huy động vốn

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1 Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượn tín dụng, trong hoạt động tín dụng của mình, OceanBank vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể là:

Một là: Số dư nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn khá cao, tăng dần qua các năm, đến năm 2012 là 924 tỷ đồng tăng 629 tỷ đồng chiếm 3,5%/tổng dư nợ.

Hai là: số dư nợ cho vay/tổng huy động vốn của OceanBank vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp, dư địa để tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn còn lớn, dư nợ tín dụng chưa xứng với nhu cầu phát tín dụng của nên kinh tế, cụ thể:

- Việc mở rộng tín dụng Ngân hàng mới chỉ quan tâm đến chiều rộng mà chưa quan tâm đến chiều sâu, còn lúng túng trong công tác tìm kiếm khách hàng và địa bàn kinh doanh..

- Chưa linh hoạt trong ứng xử đối với khách hàng, đặc biệt là xử lý mối quan hệ lợi ích kinh doanh giữa khách hàng và ngân hàng làm mất khách hàng, giảm khả năng cạnh tranh.

- Công tác phát triển khách hàng còn hạn chế, chưa đa dạng hóa đối tượng đầu tư, một số loại cho vay mới như cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng chưa mạnh dạn thực hiện.

- Khả năng tư vấn, thẩm định dự án, phân tích và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng còn yếu, quản lý tín dụng còn nặng về tài sản thế chấp, chưa tiêu chuẩn hóa được đội ngũ cán bộ tín dụng.

- Các sản phẩm tín dụng hiện nay vẫn chủ yếu là các sản phẩm truyền thống và đơn điệu, thiếu tính liên kết với các sản phẩm khác. Để tạo ra các gói sản phẩm hàm chứa nhiều giá trị gia tăng, không có sự khác biệt để tạo được ấn tượng mạnh với khách hàng tiềm năng. Mặt khác, khâu quảng bá và khuyếch trương sản phẩm, chăm sóc và phục vụ khách hàng cũng còn có những hạn chế nhất định; bên cạnh

đó chi nhánh mới chỉ quan tâm đến dư nợ, số tiền vay và lãi suất cho vay mà chưa nhìn nhận hết nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói phù hợp với từng khách hàng nên việc triển khai các sản phẩm tín dụng chưa đạt hiệu quả mong muốn

Ba là Cho vay theo các thành phần kinh tế còn tập trung vào thành phần các doanh nghiệp trong nước. Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cho vay cá nhân và hộ kinh doanh còn chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ cho vay.

2.4.2.2 Nguyên nhân

- Trình độ năng lực của cán bộ không đồng đều nhất là cán bộ làm tín dụng, nhiều cán bộ của ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu; trình độ về Marketing, ngoại ngữ, còn hạn chế. Sự yếu kém của cán bộ tín dụng được thể hiện trong khả năng đánh giá, phân tích khách hàng và cả trong tính toán hiệu quả phương án SXKD dấn đển rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Một trong những nguyên nhân gây nên sự yếu kém này là do cán bộ tín dụng không tự trang bị cho mình trình đô phù hợp với yeu cầu ngày càng phát triển của ngành ngân hàng hiện này, bên cạnh đố là sự yếu kém của việc không trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, kiến thức về chuyên môn của đơn vị, sự phối hợp giữa các bộ phận trong cùng ngân hàng có lúc chưa đồng bộ, điều này cũng làm giảm chất lượng tín dụng tại OceanBank.

- Việc hoàn thiện về qui chế, qui trình, cải tiến thủ tục hồ sơ vay vốn, phát triển sản phẩm tín dụng chưa thực sự kịp thời, vẫn còn những sản phẩm mà thủ tục chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng đã được nghiên cứu nhưng chưa được xây dựng và ban hành để triển khai thống nhất, đồng bộ để kéo dài thời gian phục vụ khách hàng, giảm tính cạnh tranh đối với những khách hàng khác, làm mất nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh.

- Công tác phân tích đánh giá thị trường, môi trường kinh tế, phân tích rủi ro ngành hàng, rủi ro thị trường chưa được tổ chức thực hiện một cách khoa học, chuyên sâu để xây dựng chiến lược đầu tư, cơ cấu tín dụng hợp lý, phân tán rủi ro và có khả năng sinh lời cao.

- Ở một số chi nhánh, việc chấp hành đúng theo quy chế, quy trình cho vay còn chưa được thực hiện nghiêm túc, điều đó được thể hiện qua những mặt sau:

+ Việc kiểm tra trước, trong và sau cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là việc kiểm tra sau cho vay, dẫn đến việc không phát hiện để thu hồi vốn kịp thời đối với các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, trường hợp xấu hơn là do thiếu kiểm tra dẫn đến việc bị khách hàng lợi dụng, gian dối giả mạo giấy tờ, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

+ Xuất phát từ việc không thực hiện tốt khâu thẩm định mà cán bộ tín dụng không nắm được tình hình SXKD, tình hình tài chính thực sự của khách hàng. Từ đó không xác định được vốn tự có thực sự của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn của chi nhánh là bao nhiêu chủ yếu cán bộ tín dụng dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, do đó mức độ chính xác chưa đáng tin cậy.

- Một số chi nhánh chưa tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền, đoàn thể địa phương, vì thế chưa tạo được sự đồng tình ủng hộ của địa phương tham gia hỗ trợ trong việc xử lý nợ của chi nhánh dẫn đên nợ quá hạn còn cao, chất lượn tín dụng không đảm bảo.

Tóm lại, từ các đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế trên đây OceanBank trong việc cho vay đối với khách hàng là do nhiều nguyên nhân. Việc thúc đẩy hoạt động tín dụng đối với khách hàng có thực sự hiệu quả cần đòi hỏi phải tiến hành tìm hiểu đánh giá, phân tích kỹ càng những nguyên nhân đó để tìm ra các giải pháp giải quyết tốt nhất mang tính thực tiễn và phù hợp với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của OceanBank cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chương 3

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w