Hiện tại, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 226 tấn/ngày nhưng hầu như chưa được phân loại tại nguồn. Hoạt động thu hồi, tái chế
chất thải chưa được triển khai áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Việc thu gom CTR tại các huyện hầu như mới chỉ thực hiện được tại các thị
trấn, một số xã xung quanh thị trấn, và một số chợ ở vùng xã chỉ đạt tỷ lệ khoảng 11- 24%. Tỷ lệ thu gom tại thị xã đạt từ 70 – 80%.
Toàn tỉnh hiện có 8 bãi rác lộ thiên. Tại các bãi rác này hoạt động phân loại diễn ra theo kiểu tự phát. Công nghệ xử lý CTRSH tại các bãi rác chủ yếu vẫn là chôn lấp hở, hầu hết đều mang tính chất tạm thời, không hợp vệ sinh, không kiểm soát mùi hôi
và nước rỉ rác, không có chống thấm đáy, không có tường bao xung quanh bãi rác. Nhiều bãi có diện tích nhỏ (từ 0,5-5ha), không đáp ứng được nhu cầu xử lý CTR phát sinh trong tương lai.
Tại khu vực nông thôn do chưa có quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn nên đã hình thành các bãi rác tạm tự phát với quy mô diện tích từ vài chục m2đến vài trăm m2. Các bãi rác loại này phần lớn tận dụng các vùng đất trũng, ao, hồ ở địa phương, không thực hiện phân loại chất thải, không lót đáy, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác, không xây dựng tường bao ngăn cách. Do vậy đã gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí (mùi hôi thối) trong khu vực.
Thêm vào đó có thể thấy, hoạt động quản lý CTRSH tại các huyện thị tỉnh Đắk Nông hiện nay còn nhiều hạn chế, cụ thể:
+ Sự phân công trách nhiệm quản lý CTR giữa các ngành chưa rõ ràng, chưa có một hệ
thống quản lý thống nhất riêng.
+ Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý CTR vẫn còn nhiều bất cập, mặc dù đã có chính sách xã hội hoá công tác này.
+ Chưa có thị trường thống nhất về trao đổi và tái chể CTR .
+ Việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sự tham gia của cộng
đồng và của khu vực tư nhân vào việc thu gom và quản lý chất thải chưa rộng rãi. Đã có một số mô hình thu gom và xử lý rác thải đô thị của tư nhân và cộng đồng tổ chức thành công, nhưng do vốn đầu tư có hạn, nên số lượng và chất lượng của dịch vụ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
+ Thiếu sự đầu tư thỏa đáng và lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng các khu xử lý rác đúng quy cách và các công nghệ xử lý chất thải phù hợp.
+ Chưa có các công nghệ và phương tiện hiện đại cũng như vốn đầu tư để tái chế chất thải đã thu gom, còn thiếu kinh phí cũng như công nghệ thích hợp để xử lý chất thải nguy hại.
+ Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe liên quan tới công tác thu gom, xử lý và quản lý CTR vẫn còn đang ở trình độ thấp. Việc đổ bỏ bừa bãi CTR xuống các kênh rạch gây mất vệ sinh, đe dọa nghiêm trọng đến nguy cơ suy thoái môi trường nước ngầm.